• Nghệ thuật > Văn học

Dạng thức truyền thuyết gắn với anh hùng dân tộc Lê Lợi trên đất xứ Thanh

Trong lĩnh vực sáng tác văn học dân gian, hệ thống truyền thuyết, cổ tích, giai thoại gắn với chủ đề khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng dân tộc Lê Lợi luôn thu hút sự quan tâm của nhiều học giả. “Có thể khẳng định rằng, lịch sử văn học dân gian Việt Nam không một đề tài nào được trở nên phong phú như đề tài Lam Sơn trong kho tàng truyền thuyết. Và cũng không có một nhân vật lịch sử nào được đi vào dân gian như Lê Lợi: thấm sâu, bám rễ, chiếm lĩnh cả chiều ngang lẫn chiều dọc của thế giới truyền thuyết Lam Sơn” (1). Với nội dung kết cấu và ý nghĩa biểu tượng lôi cuốn, các sáng tác dân gian về Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn trên đất xứ Thanh gợi mở nhiều điều, giúp chúng ta nhìn nhận đầy đủ, toàn diện hơn về tư tưởng, tình cảm của quần chúng đối với khởi nghĩa Lam Sơn nói chung, anh hùng dân tộc Lê Lợi nói riêng.

Thực trạng quản lý văn học mạng và nghệ thuật trên mạng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, văn học mạng, nghệ thuật trên mạng mới phát triển mạnh mẽ được khoảng hơn chục năm. Trên không gian mạng, người dùng internet có thể dễ dàng tạo ra các file âm thanh, hình ảnh hay văn bản, đăng tải chúng lên không gian công cộng và chia sẻ với những người khác. Cùng lúc đó, họ cũng dễ dàng tiếp cận các dữ liệu hình ảnh, âm thanh và văn bản của người khác, tải chúng về các thiết bị điện tử của mình dù không có sự cho phép của người chủ sỡ hữu thực sự. Vì đặc tính này của không gian mạng, vấn đề vi phạm bản quyền đối với các sản phẩm nghệ thuật và sự bất cập trong hình thức, nội dung luôn là một vấn đề nan giải.

Nhân vật lạc loài trong truyện cổ Andersen

Những câu chuyện cổ tích thầm thì của Andersen đã từ vương quốc Đan Mạch bước vào cuộc viễn du vĩnh hằng trong tâm hồn nhân loại. Những nhân vật của ông dẫn chúng ta lạc vào thế giới cổ tích, lay thức người đọc trở về khu vườn trần thế. Đó là sức hấp dẫn riêng biệt mà chỉ người kể chuyện cổ tích thiên tài Andersen mới làm nổi. Cuộc đời rộng lớn với biết bao gương mặt, bao thân phận người như được Andersen thu vào trong thế giới nghệ thuật của mình. Ông từng nói: “Tôi tựa hồ như nước, mọi điều chuyển động trong tôi, mọi điều phản chiếu trong tôi”. Trong đó, những thân phận lạc loài xuất hiện đầy ám ảnh, dường như là niềm đau nhân sinh sau bóng hình cổ tích, chưng cất từ nỗi cô đơn của chính ông và con người hiện tại.