• Văn hóa > Du lịch

Nguồn lực phát triển du lịch mạo hiểm gắn với bảo tồn văn hóa của cư dân bản địa khu vực Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà là một trong 5 vườn quốc gia lớn nhất của Việt Nam, có nhiều nguồn lực để khai thác phát triển các loại hình du lịch. Thông qua việc nghiên cứu nguồn lực tự nhiên và nguồn lực văn hóa, cũng như khảo sát thực trạng phát triển du lịch của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tác giả đưa ra một số thảo luận và đề xuất nhằm sử dụng những nguồn lực này trong phát triển du lịch một cách hiệu quả nhất.

Nguồn lực ẩm thực trong phát triển du lịch nông thôn ở Phú Yên

Phú Yên là một tỉnh Nam Trung Bộ có vị trí chiến lược trong chiều dài lịch sử dân tộc, nơi giao thoa của các nền văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa và văn hóa Việt. Sự pha trộn với người Hoa sau này cùng với một số tộc người miền thượng đã tạo nên nơi đây một sắc thái riêng biệt trong đó có nền văn hóa ẩm thực đặc sắc. Bài viết phân tích sự phát triển của ngành Du lịch Phú Yên từ góc nhìn văn hóa ẩm thực, những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn. Từ đó đưa ra những nhận xét, góp ý để ngành Du lịch Phú Yên được khai thác một cách tốt nhất

Một số vấn đề về đào tạo hướng dẫn viên du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nền kinh tế thế giới phát triển theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ. Trong đó, du lịch là một trong những ngành có vị trí quan trọng nhất. Việc nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hướng dẫn viên du lịch (HDVDL), cũng như việc bổ sung vào hành lang mang tính pháp lý cho hoạt động đào tạo nghề hướng dẫn viên và đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đưa ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bài viết trình bày quan điểm về nhu cầu đào tạo, các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo HDVDL và phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập hiện nay ở Việt Nam.

Văn hóa truyền thống của người Tày ở xã Bản Hồ (Lào Cai) với vai trò tự quản trong hoạt động kinh doanh homestay

Tự quản của người Tày trong kinh doanh homestay là các quyền và khả năng của họ trong giới hạn của luật quản lý, điều hành các hoạt động của homestay vì lợi ích của họ và các bên liên quan (Chính phủ và các cơ quan quản lý quốc tế về du lịch; chính quyền địa phương; các doanh nghiệp/ cơ sở kinh doanh du lịch, các tổ chức phi lợi nhuận; cộng đồng địa phương và khách du lịch). Nói cách khác, tự quản trong kinh doanh homestay là quyền độc lập tương đối (tự mình) của các hộ kinh doanh người Tày trong tổ chức quản lý, giải quyết công việc kinh doanh một cách chủ động và tự chịu trách nhiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo, năng động dưới sự kiểm tra, giám sát của nhà nước.

Phát triển du lịch bền vững trong mối quan hệ giữa bảo tồn, khai thác giá trị văn hóa người Dao đỏ ở Tả Phìn (Lào Cai)

Di sản văn hóa không chỉ thể hiện ở những nét tinh hoa giữa cộng đồng dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác, mà còn là nguồn lực to lớn để phát triển kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia. Nhiều địa phương đã đi tắt, đón đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, cũng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, việc không nhận diện hệ giá trị văn hóa bản địa để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này sẽ dẫn đến những hệ lụy tiêu cực. Trường hợp người Dao Đỏ ở Tả Phìn, Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong là một minh chứng rõ nét về hoạt động phát triển du lịch cần được điều tiết hợp lý để tránh nguy cơ phai nhạt, biến dạng văn hóa truyền thống vốn được gìn giữ, lưu truyền từ bao đời nay.

Kỳ thú Hang Rái (Ninh Thuận)

Trong những năm gần đây, du lịch sinh thái tại Việt Nam đã không ngừng phát triển, góp phần tạo nên những trải nghiệm độc đáo và gần gũi với thiên nhiên. Nằm trong vùng vịnh Vĩnh Hy thơ mộng, Hang Rái thuộc địa phận xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận đang dần trở thành một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích sự hòa quyện của biển cả và núi non. Với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, Hang Rái không chỉ mang đến vẻ đẹp độc đáo mà còn hứa hẹn trở thành một trong những điểm nhấn quan trọng trong bản đồ du lịch sinh thái miền Trung Việt Nam.

Nghiên cứu thiết kế sản phẩm du lịch đêm Thành phố Hồ Chí Minh

Phát triển kinh tế đêm là xu thế phù hợp với sự phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. TP.HCM được xem là địa phương hội tụ nhiều điều kiện để phát triển kinh tế đêm, nơi đây có nhiều điểm vui chơi, giải trí, mua sắm về đêm, có tuyến “buýt” trải nghiệm trên sông Sài Gòn, phố ẩm thực các Quận: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 10, Phú Nhuận... và tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ, phố Bùi Viện. Tuy nhiên, để hoạt động du lịch ban đêm ở TP.HCM tạo được sức hút và tính tin cậy cao thì cần phải chọn những sản phẩm đặc thù để phát triển. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhằm tìm hiểu sự phát triển của các sản phẩm du lịch (SPDL) đêm ở TP.HCM hiện nay thông qua phỏng vấn các chuyên gia trong ngành Du lịch; đánh giá nhu cầu SPDL đêm ở TP.HCM thông qua việc khảo sát 100 khách du lịch nội địa.

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch sinh thái gắn với sinh kế cộng đồng tại Đồng Nai

Bài viết phác thảo về vấn đề của việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch sinh thái tại tỉnh Đồng Nai, với mục tiêu kết hợp phát triển du lịch và tạo ra sinh kế cho cộng đồng địa phương. Phân tích tình hình hiện tại ngành Du lịch sinh thái tại tỉnh Đồng Nai, bao gồm những thành tựu, thách thức và tiềm năng. Đồng thời, đề xuất các giải pháp cụ thể để cải thiện hoặc mở rộng các chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả của đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch sinh thái.

Toàn cầu hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua ẩm thực Việt để phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, ẩm thực khác nhau. Với sự cởi mở của mình, TP.HCM hội tụ nhiều loại hình văn hóa trên cả nước, trong đó có văn hóa ẩm thực. Nhiều món ăn dân dã, đặc trưng của ba miền đất nước đã được đưa vào phục vụ du khách tại các nhà hàng, khách sạn hạng sang, trở thành điểm nhấn quan trọng trong việc thu hút du khách nước ngoài để phát triển du lịch tại TP.HCM.

Hố sụt Kong: Điểm du lịch mạo hiểm tiềm năng của tỉnh Quảng Bình

Du lịch mạo hiểm là một trong những loại hình du lịch phát triển nhanh nhất của du lịch trong những năm gần đây. Các quốc gia ngày càng ưu tiên du lịch mạo hiểm để phát triển và tăng thị trường bởi họ nhận ra giá trị sinh thái, văn hóa và kinh tế của nó. Bài viết trình bày một phần cơ sở lý luận của loại hình du lịch mạo hiểm và tiềm năng du lịch mạo hiểm của hố sụt Kong, một điểm đến du lịch mạo hiểm nằm trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ở tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Đồng thời, nhấn mạnh vào các trải nghiệm mạo hiểm và khám phá đa dạng mà du khách có thể trải qua khi tham gia các tour do Công ty Jungle Boss tổ chức. Jungle Boss không chỉ cung cấp các sản phẩm du lịch mạo hiểm mà còn tạo ra một trải nghiệm gần gũi với văn hóa địa phương thông qua các hoạt động teambuilding và homestay.

Đề xuất mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại xã Thạnh An (Thành phố Hồ Chí Minh)

Xã Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ, TP.HCM là địa phương có nhiều tiềm năng để hình thành một điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ) hấp dẫn đối với khách du lịch. Bài viết cung cấp các căn cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất mô hình DLCĐ tại xã Thạnh An, căn cứ vào các yếu tố: chính sách phát triển của Trung ương và địa phương; tài nguyên DLCĐ; nhu cầu DLCĐ; năng lực và nguyện vọng của cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp du lịch. Mô hình DLCĐ là “bộ khung” cho phát triển DLCĐ gồm: mục tiêu - tầm nhìn, phạm vi không gian, thành phần tham gia; cơ chế quản lý hoạt động DLCĐ.