• Văn hóa > Du lịch

Chiều cạnh giới trong du lịch

Bình đẳng giới là một trong những chỉ số đánh giá quan trọng về phát triển bền vững toàn cầu và khu vực. Là một ngành kinh tế quan trọng trên phạm vi toàn cầu, mối liên hệ giữa du lịch với vấn đề giới luôn là tâm điểm của cộng đồng khoa học. Bằng chứng về tác động tích cực của du lịch đối với bình đẳng giới đã được đưa ra trong nhiều nghiên cứu trường hợp vi mô. Trên cơ sở phân tích và tổng luận tài liệu thứ cấp trong nước và quốc tế, bài viết đề cập đến một số chiều cạnh giới trong ngành Du lịch, đến lực lượng lao động nữ trong ngành Du lịch; sự khác biệt và bất bình đẳng giới trong lĩnh vực du lịch và thúc đẩy bình đẳng giới trong du lịch.

Đánh giá sự phát triển của sản phẩm du lịch đêm tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh: Góc nhìn từ du khách và các chuyên gia du lịch

Bài viết đánh giá sự phát triển của các sản phẩm du lịch đêm tại Quận 1, TP.HCM, trong đó phân tích các điều kiện phát triển du lịch, khái quát về các sản phẩm du lịch đêm và đánh giá về nhu cầu của khách du lịch đối với các sản phẩm du lịch đêm thông qua khảo sát bằng bảng hỏi, đồng thời tác giả cũng đề xuất một số biện pháp nhằm giúp phát triển nền kinh tế ban đêm tại TP.HCM trong giai đoạn mới

Thúc đẩy công nghiệp văn hóa tạo động lực phát triển hoạt động du lịch

Làm thế nào để đưa những giá trị văn hóa trở thành sản phẩm mang lại giá trị kinh tế, thu hút đông đảo du khách là việc không đơn giản. Ðây chính là bài toán cần được giải đáp nếu muốn đưa du lịch văn hóa trở thành ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) và CNVH trở thành nguồn lực phát triển bền vững du lịch Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, du lịch chính là phương thức, là con đường mà nhiều quốc gia đang đầu tư, khai thác yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa, để phát huy sức mạnh mềm của văn hóa quốc gia, dân tộc. Đồng thời, tài nguyên văn hóa cũng chính là nguồn lực phát triển kinh tế. Bài viết này cung cấp một góc nhìn về phát triển CNVH tạo động lực thúc đẩy hoạt động du lịch Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và sáng tạo.

Phát huy giá trị hệ thống di tích tại địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang

Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) lãnh đạo chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra từ năm 1884-1913. Trong ba thập niên kháng chiến, để lại cho vùng đất Yên Thế, tỉnh Bắc Giang một hệ thống di sản văn hóa (DSVH) trên hai phương diện: DSVH vật thể và DSVH phi vật thể có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống xã hội, đó chính là những di tích gốc, những lễ hội đình, chùa đã gắn bó mật thiết với nghĩa quân Đề Thám. Bài viết đã khái quát hệ thống di tích tại địa điểm khởi nghĩa Yên Thế, từ đó phân tích những giá trị của di tích trên 3 phương diện: lịch sử; khoa học, nghệ thuật quân sự, văn hóa. Đồng thời, tác giả đề xuất các giải pháp để phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững trong thời gian tới.

Phát triển du lịch tâm linh Phật giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết không chỉ làm rõ tiềm năng và thế mạnh của loại hình du lịch tâm linh Phật giáo tại TP.HCM, mà còn chỉ ra các cơ hội, thách thức mà nó mang lại cho ngành Du lịch tại địa phương. Tác giả đã đề cập đến tác động của du lịch tâm linh đối với xu hướng phát triển chung của du lịch tại TP.HCM, từ đó xác định hướng đi cho các nhà quản lý và doanh nghiệp du lịch, hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững trong tương lai.

Tiếp cận nội lực cộng đồng để phát triển du lịch ở thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi)

Nghiên cứu tập trung vào việc nhận diện, đánh giá nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng để phát triển du lịch thông qua việc sử dụng phương pháp phát triển cộng đồng dựa vào nội lực (ABCD). Kết quả cho thấy, việc khai thác và phát triển du lịch dựa vào nội lực cộng đồng ở Đức Phổ đặt ra nhiều thách thức, nhưng cũng làm rõ tiềm năng và hiệu quả của phương pháp ABCD trong ngành Du lịch, đồng thời đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch một cách bền vững và hòa nhập với cộng đồng địa phương.

Bảo tồn giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc hiện nay

Làng lụa Vạn Phúc (hay còn được gọi là làng lụa Hà Đông) nằm tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội hơn 10km, là một trong những làng lụa dệt tơ tằm đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam. Phát triển du lịch tại làng lụa Vạn Phúc không chỉ bảo tồn nét văn hóa truyền thống mà còn giải quyết được công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân địa phương. Đồng thời, giúp phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường hội nhập, thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm.

Phát triển sản phẩm du lịch xe đạp kết hợp gây quỹ từ thiện của các tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam

Bài viết nghiên cứu về sản phẩm du lịch xe đạp kết hợp gây quỹ từ thiện của các tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam từ tính pháp lý của du lịch xe đạp gây quỹ từ thiện, phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến chương trình du lịch bằng xe đạp và xây dựng thang tiêu chuẩn đánh giá chương trình du lịch xe đạp kết hợp gây quỹ từ thiện của các tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam. Đồng thời, đề xuất giải pháp góp phần phát triển du lịch xe đạp kết hợp gây quỹ từ thiện của các tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam thành sản phẩm tiêu biểu, phát triển bền vững tại Việt Nam.

Tiềm năng phát triển thị trường du lịch nông thôn

Bài viết phân tích về tiềm năng, thị trường và định hướng phát triển du lịch nông thôn (DLNT), nhằm cung cấp cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để xây dựng các mô hình phát triển bền vững. Bằng phương pháp tổng hợp lý thuyết và phân tích xu hướng ở một số quốc gia, bài viết chỉ ra vai trò ngày càng tăng của DLNT. Bài viết đúc kết các giai đoạn phát triển, phân tích yếu tố ảnh hưởng và đề xuất mô hình định hướng như: mô hình kế thừa và mô hình tiềm năng.