• Văn hóa > Du lịch

Hố sụt Kong: Điểm du lịch mạo hiểm tiềm năng của tỉnh Quảng Bình

Du lịch mạo hiểm là một trong những loại hình du lịch phát triển nhanh nhất của du lịch trong những năm gần đây. Các quốc gia ngày càng ưu tiên du lịch mạo hiểm để phát triển và tăng thị trường bởi họ nhận ra giá trị sinh thái, văn hóa và kinh tế của nó. Bài viết trình bày một phần cơ sở lý luận của loại hình du lịch mạo hiểm và tiềm năng du lịch mạo hiểm của hố sụt Kong, một điểm đến du lịch mạo hiểm nằm trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ở tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Đồng thời, nhấn mạnh vào các trải nghiệm mạo hiểm và khám phá đa dạng mà du khách có thể trải qua khi tham gia các tour do Công ty Jungle Boss tổ chức. Jungle Boss không chỉ cung cấp các sản phẩm du lịch mạo hiểm mà còn tạo ra một trải nghiệm gần gũi với văn hóa địa phương thông qua các hoạt động teambuilding và homestay.

Đề xuất mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại xã Thạnh An (Thành phố Hồ Chí Minh)

Xã Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ, TP.HCM là địa phương có nhiều tiềm năng để hình thành một điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ) hấp dẫn đối với khách du lịch. Bài viết cung cấp các căn cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất mô hình DLCĐ tại xã Thạnh An, căn cứ vào các yếu tố: chính sách phát triển của Trung ương và địa phương; tài nguyên DLCĐ; nhu cầu DLCĐ; năng lực và nguyện vọng của cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp du lịch. Mô hình DLCĐ là “bộ khung” cho phát triển DLCĐ gồm: mục tiêu - tầm nhìn, phạm vi không gian, thành phần tham gia; cơ chế quản lý hoạt động DLCĐ.

Đánh giá hoạt động du lịch thông qua marketing kỹ thuật số của trang web chính thống ở tỉnh Ninh Thuận

Trong bối cảnh ngành Du lịch hiện nay, sự hiện diện trực tuyến không chỉ đơn thuần là một phần mở rộng của chiến lược tiếp thị mà đã trở thành yếu tố then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Bài viết khai thác nguồn dữ liệu từ công cụ SEMrush để phân tích các hoạt động tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (search engine optimization - SEO) của trang web du lịch chính thống tại tỉnh Ninh Thuận và so sánh xếp hạng với các tỉnh khác ở khu vực miền Trung, Việt Nam. Đồng thời, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường SEO cho trang web du lịch Ninh Thuận, nâng cao trải nghiệm người dùng, khai thác các thị trường mới và xây dựng sự hiện diện kỹ thuật số phù hợp với sắc thái địa phương với sức hấp dẫn, có thứ hạng SEO cao hơn, trở thành đại sứ kỹ thuật số nổi bật cho ngành Du lịch Ninh Thuận ở khu vực miền Trung.

Tổng quan về đào tạo sau đại học ngành Du lịch tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Bài viết giới thiệu tổng quan về đào tạo sau đại học ngành Du lịch tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU), cung cấp cho người đọc một bức tranh tổng thể liên quan đến quá trình đào tạo, bối cảnh đào tạo cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội và thách thức trong quá trình đào tạo. Đồng thời, đề xuất các giải pháp phù hợp để tận dụng cơ hội và vượt qua các thách thức để thúc đẩy sự phát triển đào tạo sau đại học ngành Du lịch tại Nhà trường nói riêng và là bài học tham khảo cho các trường đại học khác có cùng chương trình đào tạo sau đại học ngành Du lịch trong cả nước nói chung.

Chuyển đổi số trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết đề cập đến những vấn đề liên quan đến chuyển đổi số trong đào tạo nguồn nhân lực nhằm phục vụ phát triển du lịch đường sông tại TP.HCM theo hướng bền vững. Đông thời, nêu ra những trở ngại, điều kiện để phát huy vai trò của chuyển đổi số trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững du lịch đường sông, phân tích và đề xuất các giải pháp ứng dụng hiệu quả chuyển đổi số trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch đường sông.

Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề chiếu cói Nga Sơn vào phát triển du lịch

trên địa bàn làng nghề chiếu cói Nga Sơn, bài viết đã phân tích và khẳng định các giá trị của làng nghề chiếu cói Nga Sơn trên các phương diện: giá trị lịch sử; giá trị không gian, cảnh quan; giá trị văn hóa - xã hội; giá trị kinh tế; giá trị du lịch. Đây là nguồn tài nguyên văn hóa độc đáo để tạo lập nên các sản phẩm, chương trình du lịch mang bản sắc riêng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề hướng tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế, xã hội.

Khám phá Ghềnh Đá Đĩa

Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, với nhiều điểm đến mới lạ và độc đáo thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nước. Trong số đó, Ghềnh Đá Đĩa ở tỉnh Phú Yên nổi lên như một điểm đến không thể bỏ qua. Đây là một kỳ quan thiên nhiên độc đáo với cảnh quan kỳ vĩ, gắn liền với những câu chuyện văn hóa và lịch sử đặc sắc của vùng đất duyên hải Nam Trung Bộ.

Những xu hướng phát triển du lịch mới: Cơ hội và thách thức cho việc làm du lịch Việt Nam giai đoạn 2025-2030

Sự biến đổi tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thế giới và trong nước; sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại; tác động của biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu... đã, đang và sẽ có những tác động nhất định đến sự phát triển của ngành Du lịch, từ đó xuất hiện những xu hướng du lịch mới. Mỗi xu hướng phát triển mới mở ra cơ hội và thách thức to lớn cho việc làm du lịch. Nắm bắt những xu hướng phát triển du lịch mới để có những giải pháp kịp thời cho việc làm bền vững là vấn đề nghiên cứu chính được đề cập trong bài viết này.

Phát triển loại hình du lịch âm nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Dựa trên việc tiếp cận các tài liệu tham khảo và khung lý thuyết hành vi dự định (TPB), mô hình chấp nhận công nghệ (TAM); dựa trên việc khảo sát khách du lịch tại TP.HCM, nghiên cứu tập trung vào việc phân tích vai trò, tác động của loại hình du lịch kết hợp với sự kiện âm nhạc để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tham gia du lịch của du khách; ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra các giải pháp cần thiết cho các doanh nghiệp du lịch quan tâm đến loại hình du lịch mới mẻ này trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng nhân sự.

Phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Quảng Ngãi

Du lịch cộng đồng (DLCĐ) đóng vai trò quan trọng trong phát triển đời sống sinh kế cũng như bảo tồn văn hóa và sinh thái của cộng đồng địa phương. Nghiên cứu này tập trung vào khám phá các tiềm năng cơ bản và đánh giá thực trạng của DLCĐ tỉnh Quảng Ngãi. Tác giả đã tiến hành thực địa và phỏng vấn sâu với 16 doanh nghiệp, cộng đồng, chính quyền địa phương và người dân địa phương. Kết quả cho thấy, du lịch nói chung và DLCĐ ở địa phương nói riêng còn rất sơ khởi và chưa thật sự phát triển dù có tiềm năng và bản sắc đặc sắc. Do đó, nghiên cứu này đề xuất một số giải pháp cho phát triển mô hình DLCĐ cho địa phương.

Chiều cạnh giới trong du lịch

Bình đẳng giới là một trong những chỉ số đánh giá quan trọng về phát triển bền vững toàn cầu và khu vực. Là một ngành kinh tế quan trọng trên phạm vi toàn cầu, mối liên hệ giữa du lịch với vấn đề giới luôn là tâm điểm của cộng đồng khoa học. Bằng chứng về tác động tích cực của du lịch đối với bình đẳng giới đã được đưa ra trong nhiều nghiên cứu trường hợp vi mô. Trên cơ sở phân tích và tổng luận tài liệu thứ cấp trong nước và quốc tế, bài viết đề cập đến một số chiều cạnh giới trong ngành Du lịch, đến lực lượng lao động nữ trong ngành Du lịch; sự khác biệt và bất bình đẳng giới trong lĩnh vực du lịch và thúc đẩy bình đẳng giới trong du lịch.

Đánh giá sự phát triển của sản phẩm du lịch đêm tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh: Góc nhìn từ du khách và các chuyên gia du lịch

Bài viết đánh giá sự phát triển của các sản phẩm du lịch đêm tại Quận 1, TP.HCM, trong đó phân tích các điều kiện phát triển du lịch, khái quát về các sản phẩm du lịch đêm và đánh giá về nhu cầu của khách du lịch đối với các sản phẩm du lịch đêm thông qua khảo sát bằng bảng hỏi, đồng thời tác giả cũng đề xuất một số biện pháp nhằm giúp phát triển nền kinh tế ban đêm tại TP.HCM trong giai đoạn mới