• Văn hóa > Du lịch

Xây dựng sản phẩm mới - hát chặp cải lương phục vụ hoạt động du lịch tại cồn Thới Sơn, Tiền Giang

Bài viết nghiên cứu và phân tích thực trạng phát triển và sử dụng sản phẩm du lịch văn hóa, nghệ thuật tại cồn Thới Sơn, tỉnh Tiền Giang đồng thời tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của việc đưa âm nhạc đờn ca tài tử vào phục vụ trong thời gian qua và xác định những tồn tại trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, nghệ thuật này. Bên cạnh các nội dung về tận dụng lợi thế và năng lực cạnh tranh của cồn Thới Sơn, bài viết còn đề xuất các giải pháp phù hợp để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, nghệ thuật tại địa phương, đặc biệt là ứng dụng và phát huy nghệ thuật hát chặp cải lương với ca hát kết hợp diễn xướng phục vụ du lịch.

Nâng cao chất lượng dịch vụ tại khu du lịch Pù Luông - tỉnh Thanh Hóa

Với những điều kiện thuận lợi về cảnh quan thiên nhiên, hệ động thực vật phong phú, nét đẹp bản sắc văn hóa của cộng đồng người Mường, Thái... Pù Luông những năm gần đây được đầu tư xây dựng phục vụ cho phát triển du lịch với nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, bên cạnh những ấn tượng tốt mà du khách cảm nhận được, vẫn còn tồn tại những vấn đề khiến chất lượng dịch vụ nơi đây chưa hoàn thiện, ảnh hưởng đến giá trị chuyến đi của du khách. Để khắc phục tình trạng này, góp phần đưa Pù Luông trở thành điểm đến lý tưởng của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung, bài viết chỉ ra thực trạng tồn tại trong chất lượng dịch vụ du lịch tại khu du lịch này và đề xuất những phương hướng giải quyết.

Phát triển du lịch gắn với lễ hội ở tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh được đánh giá là một trong những vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch nổi bật và đặc sắc nhất cả nước, không chỉ bởi nơi đây sở hữu vịnh Hạ Long - di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới cùng nhiều khu di tích danh thắng nổi tiếng, mà còn bởi sự hiện diện của các lễ hội truyền thống và hiện đại được xem là sản phẩm văn hóa hấp dẫn thu hút du khách, đặc biệt là du khách quốc tế trong lộ trình phát triển du lịch văn hóa và công nghiệp văn hóa của tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, để có thể khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn tài nguyên văn hóa này, góp phần vào mục tiêu phấn đấu đưa Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, vẫn còn rất nhiều việc cần làm trong thời gian tới.

Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch biển tại tỉnh Bến Tre

Nội dung của bài viết nhằm phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch biển tỉnh Bến Tre, những tồn tại của việc phát triển sản phẩm du lịch biển trong thời gian qua; đề xuất giải pháp phù hợp với lợi thế và năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch biển địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch biển được đề xuất không những góp phần giúp du lịch biển các tỉnh miền Tây Nam Bộ nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng phát triển, mà còn hướng đến việc không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về khai thác sản phẩm du lịch biển trong tương lai gần.

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững

Với hệ thống di tích đậm đặc (đình, đền, chùa…), nhiều lễ hội nổi tiếng... chứa đựng giá trị văn hóa tâm linh độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, Bắc Ninh có nhiều tiềm năng để phát huy thế mạnh phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Tuy nhiên, để du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Bắc Ninh phát triển tương xứng với tài nguyên và tiềm năng vốn có, thì vẫn còn những vấn đề đặt ra, cần có các giải pháp phát triển bền vững cho điểm đến.

Phát triển du lịch làng nghề ngoại thành Hà Nội

Du lịch là một hoạt động kinh tế nhưng bản chất của hoạt động kinh tế này luôn gắn bó sâu sắc với những giá trị văn hóa. Trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai, khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch là một xu hướng đặc trưng. Làng nghề, nơi kết tinh những giá trị văn hóa của cha ông sẽ là một điểm đến thú vị đối với du khách trong và ngoài nước. Làng nghề ngoại thành Hà Nội có sự phát triển mạnh mẽ, tiếp biến những tinh hoa văn hóa của Thăng Long, luôn mang trong mình những giá trị độc đáo. Tuy nhiên, để phát triển du lịch làng nghề ngoại thành Hà Nội cần phải có giải pháp đồng bộ.

Phát triển du lịch ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Bài viết nhận diện các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, thực trạng khai thác tài nguyên phát triển du lịch trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên những tồn tại, hạn chế và nêu một số định hướng nhằm phát triển du lịch của địa phương.