• Văn hóa > Du lịch

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao

Vấn đề phát triển nhân lực, đặc biệt nhân lực có chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu của tình hình mới. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch Việt Nam một cách bền vững.

Khai thác giá trị văn hóa của làng nghề chằm nón lá trong hoạt động du lịch ở tỉnh Tây Ninh

Bài viết tập trung phân tích tiềm năng khai thác giá trị văn hóa của làng nghề chằm nón trong hoạt động du lịch của tỉnh Tây Ninh nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm du lịch mới lạ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của vùng. Tác giả đã dùng phương pháp phỏng vấn sâu kết hợp với 260 mẫu bảng hỏi để thu thập thông tin từ các nghệ nhân chằm nón và khách du lịch. Qua đó, bài viết đưa ra những thách thức mà các làng nghề chằm nón đang đối mặt và tìm ra những giải pháp thích hợp để phát triển làng nghề và du lịch bền vững.

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững của người Dao đỏ bản Tả Phìn (Lào Cai)

Quán triệt đường lối xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng ta, trong thời gian qua, công tác giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Dao đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhiều di sản văn hóa của người Dao với các nhóm khác nhau đã kịp thời được sưu tầm, kiểm kê, lưu giữ và phát huy vào cuộc sống. Trong đó, phương thức phát huy hiệu quả nhất là gắn với các hoạt động du lịch tại địa phương.

Áp dụng lý thuyết quản lý điểm đến trong phát triển du lịch tại bản Quyên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Năm 2017, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định số 1235/QĐ-UBND thành lập Làng Văn hóa Du lịch bản Quyên, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, nhằm bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa truyền thống của cộng đồng người Tày tại đây. Với sự định hướng cũng như đầu tư của tỉnh, bản Quyên đã bước đầu đi vào hoạt động du lịch. Đây là những bước đi đầu tiên nhằm tôn tạo, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo việc làm và thu nhập tại chỗ cho người dân địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, bản Quyên chưa phát huy được tiềm năng vốn có của mình, đồng thời trong việc quản lý điểm đến vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, khắc phục để thúc đẩy hoạt động du lịch tại đây phát triển.

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) hiện nay

Với lợi thế là đô thị loại 1 - thành phố tỉnh lị và có tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) có đủ điều kiện xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, đủ khả năng cạnh tranh để phát triển ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc tổ chức khai thác, phát huy các giá trị di sản văn hóa (DSVH) để phát triển du lịch của thành phố Thanh Hóa còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, mang thương hiệu thành phố để hấp dẫn khách du lịch. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để phát huy DSVH, tạo tính cạnh tranh hấp dẫn du lịch ở thành phố Thanh Hóa là vấn đề cấp thiết cần đặc biệt quan tâm hiện nay.

Tham quan Nhà hát hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa Việt

Nha Trang vẫn là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước mỗi dịp hè về. Với lợi thế có nhiều bãi biển dài và “đẹp như trong tranh”, nơi đây dễ dàng níu chân bất kỳ du khách khó tính nào. Bên cạnh khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, khi đến với thành phố biển thơ mộng, mới đây, du khách còn có thêm một địa chỉ tham quan rất đáng trải nghiệm - Nhà hát Đó, một công trình nghệ thuật độc đáo mang đẳng cấp quốc tế, có lối kiến trúc được lấy cảm hứng từ chiếc đó quen thuộc của người Việt.

Vấn đề liên kết phát triển du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết công bố các nội dung khảo sát liên quan đến vấn đề liên kết du lịch đường sông như: thực trạng tuyến điểm du lịch đường sông; thực trạng liên kết nguồn nhân lực; liên kết sản phẩm du lịch; vai trò, rào cản và yêu cầu của liên kết phát triển du lịch đường sông TP.HCM. Kết quả bài viết là một trong những cơ sở góp phần giúp ngành Du lịch TP.HCM xem xét đề xuất các giải pháp liên kết phát triển du lịch đường sông mang tính khả thi, đáp ứng nhu cầu và xu thế liên kết phát triển du lịch đường sông trong nước, khu vực và quốc tế

Xây dựng các sản phẩm du lịch địa phương gắn với giá trị văn hóa của các dân tộc ít người khu vực miền núi phía Bắc (Qua nghiên cứu trường hợp huyện Mộc Châu, Sơn La)

Bài viết nghiên cứu trường hợp điển hình huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La để thấy thực trạng sản phẩm du lịch, gợi mở cho việc xây dựng sản phẩm du lịch ở huyện Mộc Châu nói riêng và khu vực miền núi phía Bắc nói chung để có thể đáp ứng được những nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đồng thời, phát huy được giá trị của các di sản văn hóa.

Phát triển du lịch cộng đồng ở Bản Bon (Sơn La)

Bản Bon nằm ở trung tâm xã Mường Chiên gắn với trung tâm huyện Quỳnh Nhai cũ, thuộc vùng lòng hồ sông Đà và điển hình với những giá trị văn hóa dân tộc Thái độc đáo. Những năm gần đây, bản Bon trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn khách du lịch khi đến với Quỳnh Nhai. Kể từ khi có đề án khai thác du lịch cộng đồng, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Thái bản Bon, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La ngày càng phát triển. Bài viết tập trung làm rõ các nguồn lực và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của địa phương. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch cộng đồng ở bản Bon trong thời gian tới.