• Văn hóa > Du lịch

Một số biện pháp xây dựng đô thị văn minh - du lịch an toàn ở thành phố Châu Đốc (An Giang)

Thực hiện Kết luận số 23-KL/TU, ngày 12-12-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang về xây dựng và phát triển thành phố Châu Đốc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng toàn thể nhân dân luôn đoàn kết, đồng lòng, chung sức cùng nhau phát triển thành phố Châu Đốc trở thành đô thị thương mại - du lịch của An Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế địa phương chuyển dịch theo hướng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - nông nghiệp, phát triển những ngành sản xuất và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Song song đó, phát triển kinh tế, xã hội gắn với phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng, đưa thành phố Châu Đốc trở thành đô thị văn minh, hiện đại.

Khám phá Măng Đen - điểm du lịch hấp dẫn của Kon Tum

Đến với Măng Đen, chúng tôi ngay lập tức cảm thấy như được trở về với những gì nguyên sơ, hoang dã mà thuần khiết nhất, đúng với những đặc ân mà thiên nhiên đã ban tặng cho loài người. Chẳng thế mà có người ví von Măng Đen như bông hoa rừng vừa hé nở, vừa tươi mới vừa đầy sự hấp dẫn, quyến rũ.

Marketing du lịch trải nghiệm trong thời đại công nghệ 4.0

Trong thời đại công nghệ tích hợp 4.0, các doanh nghiệp, tổ chức du lịch cũng dần thay đổi phương thức tiếp thị, quảng cáo sao cho phù hợp với thị hiếu của người dùng trong kỷ nguyên công nghệ mới. Ngành Marketing cũng có những sự chuyển mình mạnh mẽ để phù hợp với cách thức hoạt động, vận hành quảng cáo tiếp thị của doanh nghiệp sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Marketing trải nghiệm được các nhà nghiên cứu và quản trị nhìn nhận là một trong những chiến lược marketing quan trọng nhằm đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu ngày càng phức tạp của con người trong kỷ nguyên số hóa. Bài viết phân tích những cách thức marketing trải nghiệm của ngành Du lịch trong thời đại ngày nay.

Vốn văn hóa cộng đồng trong phát triển du lịch: trường hợp người Thái ở bản Mạ (Thường Xuân, Thanh Hóa)

Trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa như hiện nay, vốn văn hóa nói chung, trong đó có vốn văn hóa cộng đồng trở thành một nguồn lực, một tài nguyên quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, mang đến những lợi ích thiết thực cho các bên tham gia, đồng thời đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương. Chính vì thế, các tài sản văn hóa chung của cộng đồng ngày càng được sử dụng phổ biến cho các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, du lịch dựa vào cộng đồng… Tuy nhiên, trong thực tế, việc phát triển du lịch dựa vào vốn văn hóa cộng đồng ở Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải đi sâu tìm hiểu một cách thấu đáo. Từ trường hợp nghiên cứu cộng đồng người Thái ở Bản Mạ (Thường Xuân, Thanh Hóa), bài viết này cung cấp một góc nhìn về vai trò của vốn văn hóa cộng đồng như là một “nguồn lực” quan trọng, không thể thiếu trong phát triển du lịch cộng đồng ở các địa phương.

Quảng Trị: Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản gắn với phát triển du lịch

Đến với Quảng Trị, vùng đất linh thiêng, chúng ta tự hào về một thời quá khứ anh hùng của cách mạng Việt Nam. Nơi đây có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và da dạng cùng với hệ thống di tích dồi dào đã được xếp hạng. Việc phát huy hết giá trị của các hệ thống di tích, di tích lịch sử cách mạng tỉnh Quảng Trị, sẽ là nguồn tài nguyên, là cơ sở để đẩy nhanh quá trình đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Ngành Du lịch Việt Nam ứng phó với đại dịch COVID-19 - Bài 2: Những nỗ lực phục hồi và phát triển du lịch sau đại dịch COVID-19

Trước bối cảnh hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, ngành Du lịch tiếp tục thúc đẩy các hoạt động du lịch nội địa và quốc tế gắn với bảo đảm an toàn, chuẩn bị từ sớm, từ xa các giải pháp chuyển trạng thái dần thích ứng với bối cảnh bình thường mới, thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế.

Vai trò của văn hóa du lịch trong phát triển du lịch bền vững tại Ninh Bình

Phát triển du lịch bền vững là định hướng phát triển du lịch mang tính chiến lược của nhiều địa phương, quốc gia và khu vực. Phát triển du lịch cần đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế, xã hội, môi trường; bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch; không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai (1). Trong những năm qua, du lịch Ninh Bình từng bước phát triển và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại trong văn hóa quản lý, kinh doanh và ứng xử du lịch. Do đó, cần có những nhận thức đúng đắn về vai trò của văn hóa du lịch trong phát triển du lịch bền vững, từ đó có những định hướng và giải pháp cụ thể trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình.

Ngành Du lịch Việt Nam ứng phó với đại dịch COVID-19 - Bài 1: Đại dịch COVID-19 và những thách thức đặt ra

Du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng đã và đang phải trải qua những khó khăn chưa từng có. Ở trong nước, sau bốn đợt dịch bùng phát trên diện rộng từ đầu năm 2020, ngành Du lịch phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đứng trước những vấn đề nan giải mà đại dịch COVID-19 đặt ra, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cũng như các cấp, các ngành đã chủ động, kịp thời thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt để phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh.

Quản lý di tích lịch sử ATK - thúc đẩy phát triển du lịch Tuyên Quang

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Kim Bình, Tân Trào (Tuyên Quang) đã vinh dự được Trung ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ chọn làm An toàn khu (ATK), nơi đưa ra nhiều quyết sách quan trọng về kháng chiến kiến quốc. Ngày nay, Kim Bình, Tân Trào đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt (DTQGĐB). Trải qua bao thăng trầm lịch sử, hai DTQGĐB này vẫn giữ nguyên giá trị trường tồn trong đời sống dân tộc. Bài viết tập trung về thực trạng công tác quản lý của hai di tích trong phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang, đồng thời đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong phát triển du lịch.