• Văn hóa > Du lịch

Một số vấn đề trong phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ hiện nay

Đông Nam Bộ (ĐNB) gồm 6 tỉnh, thành phố: TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Đây là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, quê hương của nhiều phong trào yêu nước trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đặc biệt, ĐNB là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, xã hội, nguồn lực, khoa học công nghệ để phát triển. Đây cũng là khu vực có nhiều điều kiện tốt cho phát triển du lịch của riêng từng địa phương cũng như của chung toàn vùng.

Nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn ca Huế trong phát triển du lịch ở thành phố Huế

Nghệ thuật biểu diễn ca Huế và dân ca Huế (gọi chung là ca Huế) hiện nay đã không còn xa lạ với du khách thập phương khi đặt chân đến vùng đất kinh kỳ. Những năm đầu thập niên 80 TK XX, ca Huế được đưa vào biểu diễn một cách tự phát theo nhu cầu của khách du lịch. Đến nay, ca Huế đã được quản lý và tổ chức biểu diễn bài bản, quy mô và chuyên nghiệp hơn. Muốn giữ gìn và phát triển ca Huế hơn nữa, cần có những giải pháp cụ thể để quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn ca Huế trong phát triển du lịch ở thành phố này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường văn hóa tại đểm đến du lịch cộng đồng ở Việt Nam

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường văn hóa tại điểm đến du lịch cộng đồng ở Việt Nam là một trong những nội dung của nhiệm vụ “Xây dựng môi trường văn hóa gắn với phát triển bền vững tại các điểm du lịch cộng đồng” thuộc Chương trình Xây dựng môi trường văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Bộ VHTTDL chủ trì. Việc xây dựng môi trường văn hóa được triển khai ở nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, trong đó xây dựng môi trường văn hóa tại các điểm đến du lịch là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình này. Bài viết trình bày một số kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường văn hóa tại điểm du lịch cộng đồng đã được nhóm nghiên cứu triển khai trên cơ sở kết quả những cuộc khảo sát thực tiễn tại các điểm du lịch cộng đồng cũng như qua nhiều nghiên cứu cả định tính và định lượng đã được triển khai.

Khai thác các di sản văn hóa của dòng văn Trường Lưu để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương

Dòng văn Trường Lưu là tập hợp các sáng tác văn học của dòng họ Nguyễn Huy ở làng Trường Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Trong suốt chiều dài lịch sử, dòng văn Trường Lưu đã sáng tạo ra rất nhiều tác phẩm văn học và di sản văn hóa tiêu biểu, có ý nghĩa về nhiều mặt. Những di sản này đang được bảo tồn, khai thác, phát triển thành những sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Nghệ An trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực là vấn đề đang được quan tâm của du lịch tỉnh Nghệ An, nhất là trước yêu cầu phát triển và bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Công tác phát triển nhân lực của ngành Du lịch Nghệ An trong những năm qua mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn một số bất cập và hạn chế. Do đó, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch đang là bài toán cần có lời giải đáp của tỉnh Nghệ An.

Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hóa dân tộc Tày ở Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh địa đầu Tổ quốc thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, là địa phương có nhiều tộc người thiểu số với nền văn hóa đa dạng, trong đó không thể không nhắc đến những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày. Cao Bằng được coi là một trong những cội nguồn còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày; văn hóa Cao Bằng được khắc họa bằng những nét tiêu biểu nhất của văn hóa Tày; du lịch văn hóa Cao Bằng cũng chủ yếu là du lịch văn hóa Tày. Trên thực tế, việc khai thác những giá trị văn hóa dân tộc Tày để phục vụ phát triển du lịch đã được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, kết quả ban đầu đã đạt một số thành công nhất định, nhưng vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng sẵn có của địa phương.

Một số giải pháp để phát triển du lịch Hà Nội theo hướng bền vững

Trong những năm qua, du lịch Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ khi thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26-6-2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”. Đó là kết quả của công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các sản phẩm du lịch trên địa bàn Hà Nội cùng với công tác tuyên truyền quảng bá sâu rộng của ngành Du lịch Thủ đô. Tuy nhiên, để phát triển du lịch Hà Nội theo hướng bền vững cần sự kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp và sự nỗ lực của toàn xã hội.