Văn hóa > Du lịch
Nổi bật
Du lịch - Bảo tàng: “Hai bên cần có tiếng nói chung”
Từ góc nhìn của một người quản lý du lịch, TS Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã dành cho Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật một cuộc trò chuyện thẳng thắn, cởi mở xung quanh vấn đề tăng cường hợp tác, liên kết phát triển giữa bảo tàng với ngành du lịch trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch bảo tàng hấp dẫn thu hút khách tham quan.
Các bảo tàng trên thế giới thu hút khách tham quan bằng cách nào?
Có nhiều kênh để thúc đẩy phát triển du lịch của một quốc gia, nhưng để thu hút du khách lựa chọn và tìm đến với mong muốn vừa được thư giãn, vừa có cơ hội trải nghiệm, khám phá lịch sử, văn hóa của đất nước đó thì bảo tàng là một trong những điểm đến tuyệt vời. Với khối lượng giá trị khổng lồ về mọi mặt đang lưu trữ, các bảo tàng không chỉ giúp khách tham quan thỏa mãn sự tò mò về những hiện vật, những tác phẩm nghệ thuật được trưng bày, mà hơn hết, còn có khả năng truyền cảm hứng sống giữa con người với con người, vượt qua mọi rào cản về ngôn ngữ, khác biệt về tôn giáo, chủng tộc, chính trị...
Cải tổ mạnh mẽ hoạt động bảo tàng ở Việt Nam
Đề án Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bảo tàng gắn với phát triển du lịch do Bộ VHTTDL ban hành cuối năm 2018 (1) đã nhận được sự chú ý, quan tâm của dư luận. Nội dung đề án đề cập đến nhiều vấn đề của hoạt động bảo tàng, cần được thực hiện triệt để và quyết liệt, tiến tới để mỗi một đơn vị bảo tàng thành một địa chỉ văn hóa đương đại sống động, đồng hành cùng đời sống xã hội.
Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bảo tàng gắn với phát triển du lịch
LTS: Nhằm tạo sự chuyển biến căn bản cả về nhận thức và hành động trong quá trình tổ chức hoạt động để các bảo tàng bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội, thực sự trở thành trung tâm giáo dục thường xuyên về truyền thống yêu nước, ý thức giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc; đủ sức hấp dẫn, thu hút đông đảo công chúng, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và phát triển du lịch, ngày 24-12- 2018, Đề án Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bảo tàng gắn với phát triển du lịch đã được Bộ VHTTDL phê duyệt.
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị danh lam, thắng cảnh ở tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng, cùng với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và những nét sinh hoạt văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc đã khiến nơi đây trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Cao Bằng là tỉnh có các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật, dân gian truyền thống đã được nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục và đang phát huy giá trị. Với địa hình và điều kiện tự nhiên đã tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có tiềm năng thế mạnh để phát triển các loại hình du lịch như: du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng…
Du lịch xanh vì sự phát triển bền vững
Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây, nhưng loại hình du lịch xanh đã mang lại sự đổi mới trong lĩnh vực du lịch nói riêng và đời sống kinh tế, xã hội của người dân nói chung. Du lịch xanh đã và đang góp phần tạo lập nguồn lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới, góp phần phấn đấu đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Phát triển du lịch miệt vườn chợ Lách - Bến Tre từ góc nhìn công nghiệp văn hóa
Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre - vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa, hệ động thực vật phong phú, phù sa bồi đắp quanh năm làm nên vùng đất được mệnh danh là vương quốc hoa kiểng, mở đường cho du lịch miệt vườn hình thành. Thời gian qua, làng nghề truyền thống cây giống và hoa kiểng Chợ Lách đã góp phần làm thay đổi diện mạo, phát triển nông thôn, nâng cao đời sống người dân địa phương. Tuy nhiên, việc gắn kết, thúc đẩy khai thác phát triển du lịch miệt vườn Chợ Lách chưa tương xứng tiềm năng, chưa đáp ứng nhiệm vụ đặt ra trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đã nổ ra. Một trong những nguyên nhân chính là do địa phương chưa tiếp cận công nghiệp văn hóa (CNVH) để thúc đẩy sáng tạo khởi nghiệp phát triển du lịch miệt vườn.
Hành hương Phật giáo trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay
Những năm gần đây, hành hương Phật giáo là hiện tượng xã hội có xu hướng khơi dậy những giá trị văn hóa truyền thống trong xã hội Việt Nam. Hành hương là một thực hành tín ngưỡng đang tác động, ảnh hưởng đến đời sống, nhận thức con người bằng mối quan hệ đa dạng. Tác giả đã thực hiện khảo sát trên một số đoàn hành hương tại thành phố Hà Nội để hoàn thành bài viết này.
Bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trong môi trường đô thị hiện đại
Phát triển đô thị bao giờ cũng phải dựa căn bản vào 3 yếu tố quan trọng là: tài nguyên thiên nhiên (môi trường sống và nguồn sống của con người), tài nguyên văn hóa (môi trường xã hội đào luyện con người) và nguồn nhân lực có chất lượng (gắn kết và phát huy thế mạnh của thiên nhiên và văn hóa phục vụ cho yêu cầu phát triển). Do đó, bàn về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa (DSVH) cần có cách tiếp cận liên ngành, ít nhất cũng là 3 lĩnh vực hoạt động có liên quan chặt chẽ vừa độc lập tương đối, vừa phụ thuộc và tác động lẫn nhau (ở cả 2 mặt tích cực và tiêu cực) với tư cách là những động lực quan trọng cho phát triển. Ở đây chúng tôi khuôn trong môi trường đô thị Đà Nẵng.
Mấy suy nghĩ về phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch Hồ Hòa Bình
Cách Hà Nội 76km về phía Tây Bắc, Hòa Bình thuộc khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng núi phía Tây Bắc của Tổ quốc nên có địa hình, cảnh quan phong phú, phù hợp để phát triển những loại hình du lịch sinh thái, khám phá và nghỉ dưỡng. Đặc biệt, Hòa Bình là nơi lưu trú lâu đời của đồng bào dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Mông, Dao với nhiều nét văn hóa độc đáo. Đây là những lợi thế cạnh tranh không nhỏ, tạo sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách. Hiện nay, cùng với sự phát triển của các loại hình du lịch ở các địa phương khác trong tỉnh, du lịch sinh thái trên hồ Hòa Bình đang được đầu tư mạnh, có trọng tâm, trọng điểm.