• Văn hóa > Du lịch

Bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trong môi trường đô thị hiện đại

Phát triển đô thị bao giờ cũng phải dựa căn bản vào 3 yếu tố quan trọng là: tài nguyên thiên nhiên (môi trường sống và nguồn sống của con người), tài nguyên văn hóa (môi trường xã hội đào luyện con người) và nguồn nhân lực có chất lượng (gắn kết và phát huy thế mạnh của thiên nhiên và văn hóa phục vụ cho yêu cầu phát triển). Do đó, bàn về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa (DSVH) cần có cách tiếp cận liên ngành, ít nhất cũng là 3 lĩnh vực hoạt động có liên quan chặt chẽ vừa độc lập tương đối, vừa phụ thuộc và tác động lẫn nhau (ở cả 2 mặt tích cực và tiêu cực) với tư cách là những động lực quan trọng cho phát triển. Ở đây chúng tôi khuôn trong môi trường đô thị Đà Nẵng.

Mấy suy nghĩ về phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch Hồ Hòa Bình

Cách Hà Nội 76km về phía Tây Bắc, Hòa Bình thuộc khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng núi phía Tây Bắc của Tổ quốc nên có địa hình, cảnh quan phong phú, phù hợp để phát triển những loại hình du lịch sinh thái, khám phá và nghỉ dưỡng. Đặc biệt, Hòa Bình là nơi lưu trú lâu đời của đồng bào dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Mông, Dao với nhiều nét văn hóa độc đáo. Đây là những lợi thế cạnh tranh không nhỏ, tạo sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách. Hiện nay, cùng với sự phát triển của các loại hình du lịch ở các địa phương khác trong tỉnh, du lịch sinh thái trên hồ Hòa Bình đang được đầu tư mạnh, có trọng tâm, trọng điểm.

Giá trị di sản văn hóa Yên Tử trong phát triển du lịch bền vững

Trong hơn một thập niên trở lại đây, dấu ấn du lịch Việt Nam ngày càng đậm nét trên bản đồ thế giới. Bên cạnh những loại hình du lịch như: sinh thái, khám chữa bệnh, mạo hiểm, giáo dục..., du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển. Vốn là một loại hình truyền thống, nhưng gần đây loại hình du lịch này đang phát huy thế mạnh, tạo tiền đề cho một nền công nghiệp trong tương lai. Yên Tử là một địa danh từ lâu được biết đến là nơi chứa đựng các giá trị văn hóa, tâm linh nổi tiếng ở Bắc Bộ, đang từng ngày hoàn thiện dịch vụ để phát triển hơn nữa hoạt động du lịch. Việc đánh giá giá trị di sản này trong phát triển du lịch bền vững là đòi hỏi cấp thiết để quản lý di sản địa phương có sự định hướng trong tương lai.

Vấn đề môi trường trong phát triển du lịch ở Tây Nguyên

Tây Nguyên là vùng đất chung sống của hơn 47 cộng đồng các dân tộc. Sự đa dạng của các dân tộc đem đến cho Tây Nguyên nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Sự phát triển nhanh chóng của du lịch Tây Nguyên trong thời gian qua góp phần tích cực vào việc phát triển môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, môi trường tự nhiên, biến đổi văn hóa bản địa, phá vỡ bản sắc văn hóa…

Phát triển loại hình du lịch temple stay ở Việt Nam

Temple stay (du lịch ngủ chùa) là loại hình du lịch mới xuất hiện và ngày càng phổ biến ở các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… với nhiều chương trình khác nhau. Ở Việt Nam, loại hình du lịch Temple stay đã xuất hiện nhưng chưa rõ nét với nhiều hình thức khác nhau như trại hè, các khóa tu tập… do nhà chùa tự tổ chức. Để phát triển du lịch temple stay, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác và căn cứ vào điều kiện thực tế của đất nước để đưa ra định hướng khi phát triển loại hình du lịch này.

Di sản với cộng đồng: nhìn từ chương trình "Em làm nhà khảo cổ" tại Hoàng thành Thăng Long

Với hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa trải dài khắp đất nước, Việt Nam sở hữu lợi thế phát triển ngành du lịch di sản hơn bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á. Việt Nam có 7 khu di tích được công nhận là di sản thế giới, góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia dân tộc ra bên ngoài. Di sản Hoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2010, trở thành một điểm đến hấp dẫn thông qua những giá trị nổi bật toàn cầu và những hoạt động thúc đẩy du lịch. Em làm nhà khảo cổ là một trong những chương trình đã mang đến một không gian lý tưởng cho du khách để trải nghiệm, khám phá và tương tác di sản.

Phát triển du lịch sinh thái ở Thung Nham, Ninh Bình

Du lịch ở Thung Nham có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch sinh thái ở Ninh Bình nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Những năm qua, nguồn tài nguyên thiên nhiên này được ngành du lịch của tỉnh khai thác để phát triển du lịch. Việc khai thác hiệu quả du lịch sinh thái góp phần quan trọng tạo nên thương hiệu du lịch của tỉnh, có thể đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững du lịch ở Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập.

Bảo vệ, phát huy giá trị di tích Nhà tù Sơn La gắn với phát triển du lịch bền vững

Di tích lịch sử văn hóa được coi là tài nguyên, nguồn lực để phát triển du lịch. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các di tích lịch sử văn hóa thực sự trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn. Từ nhiều năm qua, câu hỏi này đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của những nhà quản lý, người làm công tác di sản văn hóa và du lịch… Góp phần đi tìm lời giải cho câu hỏi này với trường hợp di tích Nhà tù Sơn La, bước đầu bài viết điểm qua thực trạng bảo vệ, phát huy giá trị di tích, qua đó đề xuất một số giải pháp xây dựng di tích trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn ở Sơn La.

Gốm sứ Chu Đậu và văn hóa du lịch

Chu Đậu là vùng quê nằm bên tả ngạn sông Thái Bình thuộc trấn Thương Triệt, huyện Thanh Lâm, Nam Sách Châu, nay là làng Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Xưa kia, Chu Đậu là vùng Trần triều Hải khấu (cảng nhà Trần). Theo chữ Hán, Chu là thuyền, Đậu là bến (bến thuyền đỗ). Nơi đây, thuyền bè ra vào tấp nập. Từ Chu Đậu, xuôi sông Thái Bình đến Nấu Khê, sang sông Kinh Thày ra cảng Vân Đồn, một cảng giao lưu với các nước của người Việt xưa. Cũng từ Chu Đậu, xuôi sông Thái Bình sang sông Luộc đến Phố Hiến về Thăng Long cũng là một thương cảng lớn từ TK XVII.