• Xây dựng đời sống văn hóa > Trao đổi - Nghiệp vụ

Lai Châu: Quan tâm huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa

Là tỉnh miền núi nằm ở tận cùng Tây Bắc của Tổ quốc, giao thông đi lại khó khăn nhưng Lai Châu thường xuyên quan tâm, huy động mọi nguồn lực để phát triển văn hóa, từ đó thiết thực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp các dân tộc gắn với phát triển du lịch, hình thành nếp sống văn mình, giàu bản sắc nơi ven trời Tây Bắc.

Huyện Như Xuân (Thanh Hóa): Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa góp phần thúc đẩy du lịch phát triển

Huyện Như Xuân (tỉnh Thanh Hóa) là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Hiện Như Xuân có 23 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, trong đó có 9 đền, nghè, 2 hồ, 9 hang động, 6 thác nước và 1 di tích lịch sử cách mạng, gắn liền các lễ hội, lễ tục truyền thống còn được bảo lưu, tái hiện trong đời sống cộng đồng. Những năm qua, huyện đã có nhiều giải pháp nhằm khơi dậy và bảo tồn vốn di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhận thức được tầm quan trọng của việc trao truyền di sản văn hóa, thông qua Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2023, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của lực lượng nghệ nhân, cộng đồng người dân và sự hưởng ứng tích cực của các trường học trên địa bàn toàn tỉnh.

Lai Châu: Phát huy sức mạnh nội sinh của văn hóa thúc đẩy phát triển hội nhập

Văn hóa có vai trò cực kỳ quan trọng, là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Từ việc quan tâm, phát huy tối đa sức mạnh nội sinh của văn hóa đã thiết thực góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân và hình thành nếp sống văn minh, giầu bản sắc, thúc đẩy phát triển hội nhập ở tỉnh biên giới Lai Châu.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Đình làng Nam Bộ

Từ xa xưa, ngôi đình làng Nam Bộ được xem là thiết chế văn hóa dân lập nhưng chịu sự quản lí của nhà nước quân chủ. Đình là nơi hội họp của cộng đồng xã, thôn, địa điểm làm việc của hương chức. Từ đó đến nay, thiết chế văn hóa này luôn được giữ gìn, tôn tạo, phát huy và tiếp tục tạo nên các giá trị mới trong xã hội đương đại, nhưng không tránh khỏi những nguy cơ lai căng, mai một các giá trị truyền thống quý báu, trong đó có nghi thức cúng bái.

Cần Thơ: Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống đặc trưng

Phát triển và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống là một trong những giải pháp quan trọng trong việc góp phần thực hiện có hiệu quả cho việc “Xây dựng và phát triển Cần Thơ thành thành phố trung tâm vùng, sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc sông nước vùng ĐBSCL” theo tinh thần Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tỉnh Hưng Yên: Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể góp phần phát triển kinh tế - xã hội

Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trải qua lịch sử hình thành và phát triển cùng với các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hưng Yên đã tạo nên những giá trị truyền thống văn hóa hòa vào dòng chảy truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam với đầy đủ các giá trị đạo đức cao đẹp, nhưng cũng mang đậm dấu ấn nhân cách con người Hưng Yên, gắn với câu ca: “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Hiện nay, Hưng Yên có 1.802 di tích các loại, trong đó có 175 di tích xếp hạng cấp quốc gia, đứng thứ 3 cả nước về số lượng di tích xếp hạng cấp quốc gia (sau Hà Nội và Bắc Ninh), 274 di tích xếp hạng cấp tỉnh, có 3 di tích - cụm di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt; 7 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Phát huy giá trị dân ca dân vũ gắn với phát triển du lịch

Dân ca, dân vũ là các loại hình diễn xướng dân gian được hình thành trong đời sống lao động, sản xuất, tín ngưỡng tôn giáo và các sinh hoạt cộng đồng các dân tộc thiểu số. Để bảo tồn phát huy những giá trị đặc sắc này, Lai Châu đã có nhiều cách làm thiết thực, hiệu quả trong thời đại công nghệ số và hội nhập quốc tế.

Những thách thức trong việc giữ gìn nghệ thuật sân khấu Dù kê

Nghệ thuật sân khấu Dù kê là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Khmer các tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long. Dù kê còn có tên gọi khác là Lakhôn Bassắc, nghĩa là kịch hát của người Khmer ở vùng sông Bassắc (sông Hậu). Loại hình sân khấu ca kịch Dù kê có cốt truyện được xây dựng trên nền nhạc ca hát, đối thoại và các hình thái diễn xuất dân gian.