• Xây dựng đời sống văn hóa > Trao đổi - Nghiệp vụ

Sóc Trăng phát huy giá trị nghệ thuật sân khấu Dù Kê của đồng bào Khmer

Với hơn 30% dân số là đồng bào dân tộc Khmer, tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm đầu tư nhiều nguồn lực nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào, trong đó có nghệ thuật sân khấu Dù Kê. Hiện nay, toàn tỉnh có 3 đoàn nghệ thuật quần chúng của 3 huyện là: Đoàn Nghệ thuật Ron Ron, thuộc xã Phú Tân, huyện Châu Thành; Đoàn Nghệ thuật Tân Nguyệt Quang, thuộc xã Viên An, huyện Trần Đề và Đoàn Nghệ thuật Ánh Bình Minh, thuộc xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên. Ngoài ra, Sóc Trăng còn có một đoàn nghệ thuật Khmer thuộc Sở VHTTDL tỉnh. Tất cả các đoàn nghệ thuật trên hiện vẫn đang hoạt động, được nhiều khán giả trong và ngoài nước biết đến.

Kinh nghiệm từ phong trào Đờn ca tài tử ở An Minh

Không chỉ làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, việc phát triển, nhân rộng các câu lạc bộ (CLB) Đờn ca tài tử trong huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang đã và đang phát huy hiệu quả trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Hưng Yên: Phát huy giá trị văn hóa di sản góp phần phát triển kinh tế, xã hội

Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, liền kề với Thủ đô Hà Nội, có diện tích 923,09 km2, dân số gần 1,3 triệu người, gồm 10 huyện, thị, thành phố, là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, ngay từ thế kỷ thứ XVI; XVII, Phố Hiến Hưng Yên là chốn phồn hoa đô hội nổi tiếng với câu ca “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến” Trải qua hàng nghìn năm, “địa linh nhân kiệt” đã tạo nên một nền văn hóa của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, kho tàng di sản vật thể và phi vật thể hết sức phong phú, đa dạng, đặc sắc và giàu giá trị.

Dễ nhớ, dễ hiểu và dễ thực hiện

Gần dân, sát cơ sở, nắm vững địa bàn, đồng thời đảm bảo các hình thức, biện pháp tuyên truyền luôn đảm bảo dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện được coi là kim chỉ nam, phương châm hành động, góp phần đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân và đồng bào các dân tộc thiểu số.

Lai Châu: Phát triển du lịch gắn với các sự kiện thể thao

Đó là hướng đi mới, hiệu quả mà Lai Châu, một tỉnh miền núi biên giới nằm ở tận cùng Tây Bắc của Tổ quốc đã làm được thời gian qua. Không những góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Lai Châu mà các giải thể thao cấp khu vực, toàn quốc còn thu hút khách du lịch đến với Lai Châu, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Kon Tum: Mô hình hay về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc

Những năm gần đây, cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói chung, huyện Ngọc Hồi nói riêng đã kết hợp đưa nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương vào trong các tiết học và hoạt động của nhà trường. Trong số đó, ngôi trường có nhiều hoạt động nổi bật về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là Trường Tiểu học Lê Văn Tám, xã Đắk Dục, huyện Ngọc Hồi.

Một số giải pháp bảo tồn và phát huy nhà vườn Huế trong giai đoạn hiện nay

Nhà vườn Huế có lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển gắn với quá trình hình thành của kinh đô Huế, là tài sản quý giá, là một phần của di sản kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa Huế. Trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay, hệ thống nhà vườn góp phần làm cho Huế được biết đến như một thành phố vườn, tạo nên niềm tự hào của mỗi một người con xứ Huế, và là một nét riêng trong lòng du khách mỗi lần đến Huế.

Nâng cao công tác chiếu phim lưu động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong thời đại bùng nổ thông tin, con người bị cuốn vào guồng quay của công việc và luôn gắn liền với những thiết bị, phương tiện truyền thông hiện đại thì hoạt động chiếu phim lưu động không còn được quan tâmnhư trước. Tuy nhiên, đối với những địa bàn vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng biển, biên giới, chiếu phim lưu động vẫn luôn là một nhu cầu về văn hóa, một kênh thông tin hiệu quả để tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân nhanh chóng, hiệu quả.