• Sự kiện: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” tại Hà Nội

Chiều ngày 18-11-2024 tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (Số 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Bộ VHTTDL giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”. Triển lãm nhằm tôn vinh, giới thiệu những giá trị văn hóa đặc sắc, quý báu của các dân tộc Việt Nam.

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày (Tuyên Quang)

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, cách Hà Nội 130 km đường cao tốc… nơi đây có tới hơn 500 di tích và danh thắng. Đồng thời, tỉnh Tuyên Quang có nền văn hóa dân tộc phong phú, độc đáo của 22 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong khuôn khổ Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, đoàn nghệ nhân tỉnh Tuyên Quang đã giới thiệu với du khách không gian văn hóa đặc sắc của vùng đất này.

Mang lời Then, đàn Tính đến với đông đảo khán giả Thủ đô

Tối 17-11, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Hà Nội), Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VHTTDL) phối hợp với Sở VHTT Hà Nội tổ chức Chương trình biểu diễn, giới thiệu nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII năm 2024.

Quyến rũ giai điệu Then Tính của các nghệ nhân Cao Bằng

Là một tỉnh biên giới, miền núi phía Bắc của Tổ quốc, Cao Bằng - vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa giàu truyền thống cách mạng, vùng đất có sự giao thoa và hội nhập văn hóa với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, góp phần hình thành nên kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng và đặc sắc. Trong khuôn khổ Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII năm 2024, đoàn nghệ thuật tới từ tỉnh Cao Bằng đã mang đến cho khán giả những giai điệu Then Tính hấp dẫn đậm sắc văn hóa dân tộc.

Giá trị văn hóa truyền thống - điểm tựa vững chắc để Việt Nam bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 16-11, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ VHTTDL phối hợp Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam long trọng khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam”; Liên hoan Nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII năm 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tới dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Chăm gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Bình Thuận

Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã và đang tạo điều kiện cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm của tỉnh Bình Thuận ngày càng hiệu quả.

Nghi lễ Cấp sắc dân tộc Sán Dìu (Vĩnh Phúc)

Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn năm 2024, Đoàn các nghệ nhân đồng bào dân tộc Sán Dìu, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã mang đến Ngày hội tiết mục trích đoạn Nghi lễ Cấp sắc của dân tộc Sán Dìu.

Nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn phát huy nghề dệt của người Dao Tiền xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Người Dao Tiền rất thích làm đẹp, điều này được thể hiện rõ nét qua nghề dệt, thêu vẽ hoa trên trang phục cổ truyền. Bà con vẫn ưu ái cho nữ giới vì người dân nơi đây thường ví con gái là một loài hoa đẹp: “nom péng xí, pèng lống”. Hình hoa văn tượng trưng cho mặt trời, cho trăng sao, sóng biển, con rồng, con phượng, con chim, con thú… trên sản phẩm dệt. Tất cả đều mang ý nghĩa đậm tính nhân sinh.

Một lần đến Ninh Thuận dịp lễ Katê

Đầu tháng bảy theo lịch Chăm (tức khoảng cuối tháng chín hoặc đầu tháng  mười dương lịch) hằng năm là thời điểm diễn ra lễ hội Katê, một lễ hội truyền thống lâu đời và lớn nhất trong năm của người Chăm.

Nghệ nhân Kim Sinh - Người “giữ lửa” cho tiếng đàn tính, hát then

Tham dự Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại TP Lạng Sơn, nghệ nhân đàn tính Hoàng Kim Sinh mang theo cả những bộ đàn tính và đồ nghề để vừa trình diễn đàn tính, vừa chế tác đàn tính phục vụ khán giả quan tâm đến bộ môn nghệ thuật truyền thống này.