• Nghệ thuật > Điện ảnh, truyền hình

Giáo dục nghệ thuật cho khán giả trẻ - Trường hợp nghệ thuật điện ảnh

Bài viết nghiên cứu vai trò của giáo dục nghệ thuật thông qua điện ảnh, với trọng tâm là khán giả Gen Z - thế hệ sinh ra trong thời đại công nghệ số và có cách tiếp cận nghệ thuật khác biệt. Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát trực tuyến với 243 sinh viên thuộc thế hệ Gen Z, thu thập ý kiến về tần suất xem phim, mức độ yêu thích và các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen tiếp nhận phim chiến tranh. Từ đó, bài viết đề xuất các phương pháp tiếp cận mới thông qua nền tảng kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả giáo dục nghệ thuật và lịch sử cho thế hệ trẻ, góp phần bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thông qua điện ảnh.

Thủ pháp xâu chuỗi để kể chuyện trong phim truyện điện ảnh

Trong các tác phẩm phim truyện điện ảnh, để có một câu chuyện hay và hấp dẫn, trước hết cần xây dựng một chuỗi hành động, trong đó không đơn thuần liệt kê một chuỗi các sự kiện mà phải xâu chuỗi, tổ chức các sự kiện đó theo một hình thức rõ ràng và có sức thuyết phục bởi sự liên kết chặt chẽ với mô tả số phận nhân vật. Với ý nghĩa đó, thủ pháp xâu chuỗi thường được nhiều nhà làm phim sử dụng để kể chuyện.

Từ dữ kiện đến tính truyện trong phim tài liệu

Từ dữ kiện đến tính truyện trong phim tài liệu nghiên cứu cách khai thác các sự kiện thực tế được chuyển thể thành câu chuyện trong phim tài liệu. Phim tài liệu với tính chân thực và thông tin chính xác, đạo diễn phải xử lý và trình bày các sự kiện một cách hấp dẫn để thu hút khán giả. Quá trình này đòi hỏi sự sáng tạo trong việc kể chuyện, lựa chọn góc nhìn, xây dựng nhân vật và tạo dựng mạch truyện để cân bằng giữa tính chân thực và yếu tố nghệ thuật trong phim tài liệu, biến những sự kiện có thật thành những câu chuyện có tính hấp dẫn.

Những gợi mở cho sáng tác phim truyện điện ảnh

Bài viết dưới đây nêu một số gợi mở, có thể xem như những giải pháp, đối với phim truyện điện ảnh Việt Nam (sau đây gọi là phim truyện) từ khi đất nước thống nhất đến nay, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa về điện ảnh.

Các hình thức thể hiện trong phim khoa học của đạo diễn Lương Đức

Đạo diễn Lương Đức đã có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong làm phim khoa học, tài liệu. Qua các hình thức thể hiện trong phim khoa học của đạo diễn Lương Đức, có thể thấy, mục tiêu chính của phim khoa học là truyền đạt kiến thức, mở mang sự hiểu biết nhằm nâng cao tri thức và thông qua đó giải quyết nhận thức, trang bị những kỹ năng cần thiết cho các hoạt động của con người, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.

Kể chuyện trong phim truyện truyền hình Biến chất

Breaking Bad (Biến chất) là phim truyện truyền hình của Mỹ, gồm 62 tập, chia thành 5 mùa (season), thực sự là một bộ phim gây ấn tượng mạnh cho người xem nhờ nhiều yếu tố, như nhịp điệu kể chuyện chậm rãi nhưng rất linh hoạt; các tuyến cốt truyện dài ngắn xen kẽ lẫn nhau, liên kết chặt chẽ với cốt chuyện chính; cách mô tả nhân vật chi tiết tỉ mỉ, các tuyến nhân vật thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau; những xung đột nhân vật thể hiện một cách hợp lý và chân thực; sử dụng tinh tế đúng lúc, đúng chỗ những công cụ cốt truyện nhằm duy trì được mức độ căng thẳng xuyên suốt các mùa phim... Bài viết tập trung vào phân tích cách kể chuyện trong bộ phim, trên cơ sở giới thiệu một số kiểu cốt truyện chuyên dùng trong phim truyện truyền hình.

Chuyển động của máy quay trong phim truyện

Hình ảnh chuyển động là một đặc trưng của nghệ thuật điện ảnh. Đặc trưng này giúp điện ảnh khác biệt so với những môn nghệ thuật tạo hình khác như hội họa, nhiếp ảnh... Bài viết đề cập tới cách thức tạo ra các chuyển động của máy quay của các nhà đạo diễn, quay phim trong lịch sử điện ảnh thế giới bởi nó không chỉ là hình thức giúp hình ảnh sống động, nâng cao thẩm mỹ tạo hình mà còn là cách thể hiện nội dung mang tính nghệ thuật dựa trên nền tảng của thiết bị kỹ thuật…

Những cảm nhận về bộ phim Koyaanisqatsi

Ra mắt năm 1982, bộ phim Koyaanisqatsi được giới phê bình và khán giả đại chúng tán dương vì trải nghiệm độc nhất mà nó mang lại cho người xem. Là bộ phim tài liệu đầu tay của Godfrey Reggio, tuy là phim tài liệu nhưng phim không có cốt truyện cụ thể, không có lời dẫn, không có nhân vật. Thay vào đó, bộ phim là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc của Philip Glass và hình ảnh quay phim của Ron Fricke để tạo bầu không khí cũng như cảm xúc, ấn tượng về phim.

Nhận diện điện ảnh chậm

Là một dòng phim dần định hình những phong cách tác giả, điện ảnh chậm với tư cách là một đối tượng nghiên cứu được khảo sát dưới đây qua các vấn đề như định danh và đặc trưng, các mối quan hệ liên diễn ngôn và một số tương đồng trong kỹ thuật làm phim.

Quản lý nhà nước về phát hành, phổ biến phim trong cơ chế thị trường

Từ khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới toàn diện (từ 1986) thị trường điện ảnh đã bắt đầu hình thành. Năm 2006, Luật Điện ảnh, Bộ Luật chuyên ngành đầu tiên của lĩnh vực nghệ thuật đã được Quốc hội ban hành, toàn bộ hoạt động điện ảnh được phát triển theo quy luật thị trường, có sự chuyển biến rõ rệt so với những thời kỳ trước. Cơ chế thị trường đã làm thay đổi quan niệm, phương thức phát hành và phổ biến phim. Phát hành phim, phổ biến phim trong cơ chế thị trường không thể đứng ngoài quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, những quy luật giúp cho thị trường điện ảnh sôi động và tăng trưởng. Cơ chế thị trường cũng đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn đòi hỏi công tác quản lý nhà nước cần có sự điều chỉnh tổng thể để phù hợp với quy luật phát triển.