• Nghệ thuật > Điện ảnh, truyền hình

Tính nhân văn trong các bộ phim về Việt Nam của Joris Ivens

Joris Ivens (1898-1989) là nghệ sĩ điện ảnh tài liệu nổi tiếng của Hà Lan có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới bởi tư tưởng tiến bộ, tầm nhìn vượt thời đại và giàu tính nhân văn, thông qua các bộ phim phóng sự, tài liệu gây ấn tượng sâu sắc được thực hiện tại nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ và châu lục.

Bài học từ nền điện ảnh Iran

Trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần V (từ 27-31/10/2018), diễn ra hội thảo chuyên đề Kinh nghiệm thành công quốc tế của điện ảnh Iran. Trước hết, xin nói ngay rằng chủ đề mà cuộc hội thảo này đưa ra thật sự rất cần thiết. Bởi lẽ, vấn đề học tập kinh nghiệm của các nước có nền điện ảnh phát triển là việc làm không bao giờ thừa. Đặc biệt, khi nhìn vào thực tế điện ảnh Việt Nam trong những năm gần đây, rõ ràng chúng ta dù muốn dù không, đã âm thầm và chua xót nhận ra những hạn chế trong việc phát triển nền điện ảnh nước ta. Số lượng phim tuy có tăng lên, nhưng chất lượng phim giảm đi rõ rệt. Số phim xuất sắc trở nên hiếm hoi. Bên cạnh một số ít phim khá, những phim có chất lượng yếu kém về tư tưởng và nghệ thuật chiếm tỷ lệ lớn gấp nhiều lần. Thiếu vắng trên màn ảnh hình tượng những nhân vật, những sự kiện mang dấu ấn dân tộc. Trong bối cảnh điện ảnh Việt đang bị thị trường hóa và thiếu đi những tác phẩm nghệ thuật thật sự, được tiếp cận một nền điện ảnh kỳ lạ như Iran để học tập là cần thiết cho những người làm điện ảnh Việt Nam.

Hoạt động giải trí công cộng qua mạng lưới rạp phim tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh

Hoạt động giải trí công cộng qua mạng lưới các rạp phim tư nhân thời gian qua ở TP.HCM có những kết quả bước đầu, đóng góp tích cực cho việc xây dựng và phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của thành phố. Hoạt động cung ứng dịch vụ chiếu phim của các rạp tư nhân đã đem tới sự đa dạng, phong phú và nhiều tiện ích vượt trội cho sự lựa chọn của công chúng giải trí bằng hình thức nghe nhìn; khẳng định sứ mệnh tích cực của các cơ sở tư nhân trong tổ chức hoạt động văn hóa công cộng và vai trò chủ đạo của nhà nước trong quản lý, điều tiết việc cung ứng dịch vụ văn hóa công cộng cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công cũng bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm nhất định, cần được khảo sát, nhận định và đánh giá một cách khoa học.

Điện ảnh Việt Nam trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Hiện nay, thế giới đang bước vào giai đoạn đầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng số, thông qua các công nghệ như: internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Tốc độ phát triển nhanh của công nghệ thông tin, của internet và những ưu việt của nó đã dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc đến nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là công nghiệp điện ảnh. Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi muốn tập trung tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử điện ảnh thế giới và Việt Nam; phân tích cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực điện ảnh; từ đó bước đầu gợi ra những xu hướng phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh trong tương lai.

Phim độc lập - bước thử nghiệm cách làm phim mới

Điện ảnh Việt Nam đã trải qua những chặng đường phát triển, chúng ta đã tự hào vì có nhiều tác phẩm điện ảnh xứng đáng với lòng mong mỏi của khán giả trong nước, đạt doanh thu lớn, nội dung nghệ thuật phim làm rung động hàng triệu con tim của bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, không thể bằng lòng với những gì đã đạt được, muốn tồn tại trong cạnh tranh để duy trì và phát triển nền điện ảnh dân tộc, đặt ra vấn đề làm mới phim. Trong sự phát triển chung của điện ảnh Việt Nam thời gian gần đây, có sự đóng góp không nhỏ của những nhà làm phim độc lập. Ở đó, nỗ lực của họ đang thực sự tạo được dấu ấn. Dù chẳng được nhắc đến theo cách quá rình rang, nhiều nhà làm phim độc lập trẻ đã âm thầm lập nên những thành tích đáng ngưỡng mộ, thực tế nhiều năm nay, chỉ có phim độc lập đem chuông đi đánh xứ người mang vinh quang quốc tế về cho điện ảnh Việt Nam.

BÚP SEN VÀNG 2017 - KÍNH VẠN HOA

Giải thưởng Búp sen vàng của Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh (TPD) được tổ chức nhằm tôn vinh các nhà làm phim, ở lĩnh vực phim tài liệu và phim truyện ngắn, góp phần nâng cao thẩm mỹ, nhận thức về nghệ thuật điện ảnh cho thanh thiếu niên. Đồng thời, tạo nên một diễn đàn để các nhà làm phim trẻ tìm được tiếng nói chung, cùng chia sẻ kinh nghiệm dự định, hoài bão và niềm đam mê điện ảnh… Trong năm qua, TPD đã hỗ trợ các nhà làm phim trẻ thực hiện 83 bộ phim tài liệu ngắn, 25 phim truyện ngắn và 18 phim của học sinh cấp II. Sau quá trình bình chọn của ban giám khảo, của khán giả, 8 giải thưởng đã được trao xứng đáng cho 8 tác giả của những bộ phim xuất sắc.

ĐIỆN ẢNH - DU LỊCH CÙNG SONG HÀNH

Trong xã hội, du lịch và điện ảnh là 2 lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong đó, du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghiệp không khói mang lại giá trị bền vững cao. Còn điện ảnh là một hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, đôi khi còn phát triển thành những hiện tượng văn hóa hoặc được sử dụng như các phương tiện tuyên truyền. Xét trên phương diện nghệ thuật, điện ảnh được gọi là nghệ thuật thứ bảy. Điện ảnh cùng với các ngành nghệ thuật khác tạo nên diện mạo và đặc sắc văn hóa dân tộc. Vậy, câu hỏi đặt ra là hai ngành này có thể song hành cùng nhau trên con đường chung của sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay của Việt Nam.

NHẬN DIỆN ĐẠO DIỄN PHIM VIỆT NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Đạo diễn là công việc sáng tạo, đóng vai trò then chốt trong một tác phẩm. Xét về góc độ nghệ thuật, đạo diễn là người quyết định thành, bại của một bộ phim. Vậy họ là ai và vai trò của họ như thế nào trong bối cảnh điện ảnh Việt đang trên đà xã hội hóa như hiện nay?

TẤM CÁM: CHUYỆN CHƯA KỂ - TỪ TRUYỆN KỂ ĐẾN ĐIỆN ẢNH

Tháng 8-2016, thị trường điện ảnh Việt Nam dậy sóng bởi bộ phim Tấm Cám : chuyện chưa kể. Trước khi trình chiếu, qua trailer giới thiệu, khán giả tỏ ra hào hứng với bộ phim này bởi đây là truyện cổ tích quen thuộc nên có lý do để chờ đợi sự làm mới của ê kíp làm phim; đây là bộ phim đầu tay của đạo diễn Ngô Thanh Vân, đả nữ tài năng của làng điện ảnh Việt Nam. Chỉ cần gõ cụm từ Tấm Cám: chuyện chưa kể lên google đã thu được những con số bất ngờ: khoảng 1.670.000 kết quả chỉ trong 0,40 giây; hàng loạt đường link dẫn đến các tìm kiếm liên quan đến bộ phim này; nằm trong top 10 phim tình cảm Việt Nam hay nhất năm 2016; nhiều bài cảm nhận về bộ phim này…

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong những năm gần đây, để rút ngắn khoảng cách so với thế giới, Việt Nam đã có nhiều chính sách tạo ra thế và lực mới để ngành công nghiệp điện ảnh (CNĐA) vận động, phát triển và hội nhập quốc tế. Trong bài viết, chúng tôi phân tích chính sách phát triển điện ảnh của Việt Nam thể hiện qua 3 văn bản chính gồm: Luật Điện ảnh (năm 2006); Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.