• Nghệ thuật > Văn học

KHÔNG GIAN THÀNH THỊ TRONG VĂN XUÔI NGỌC GIAO

Thành thị trong văn xuôi Ngọc Giao chủ yếu là không gian xã hội của buổi đầu đô thị hóa, đầu TK XX ở thủ đô Hà Nội. Không gian ấy mang nét đặc trưng của Hà Nội đương thời, gắn liền với thế giới nhân vật, số phận, tính cách. Cạnh không gian Hà Nội, là một thoáng Sài Gòn với những vấn nạn mang tính thời sự. Những trang văn mở ra không gian nghệ thuật có bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, thấm đượm tình yêu.

BIỂU TƯỢNG CỌP TRẮNG - HÀNH TRÌNH VƯỢT THOÁT CỦA NHỮNG KẺ CÙNG ĐINH

Đạt giải Man Booker ngay từ tiểu thuyết đầu tay Cọp trắng (The White Tiger) khi mới 34 tuổi, Aravind Adiga đã mở đầu ấn tượng cho một bộ phận văn học đương đại Ấn Độ. Qua biểu tượng cọp trắng, A.Adiga đã khắc họa một xã hội Ấn hậu thuộc địa đầu TK XXI với sự phân hóa giàu nghèo, nền giáo dục yếu kém, nạn thất học, cơ sở y tế tồi tàn, ô nhiễm môi trường, lối sống ảo tưởng, tham nhũng, phân biệt đẳng cấp, lãng phí nguồn nhân lực... Sẽ không còn thấy trong Cọp trắng những đền đài thiêng liêng, những khu rừng thần bí, các vũ điệu gợi tình của tiên nữ Apsara… mà là một thế giới của bóng tối, thế giới của tồi tàn và cùng khổ. Một Ấn Độ bất công và bất ổn.

LOẠI HÌNH TÁC GIẢ SONG NGỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Văn học trung đại Việt Nam có lịch sử hình thành, phát triển từ TK X đến hết TK XIX, gồm hai bộ phận sáng tác là văn học viết bằng chữ Hán và bằng chữ Nôm. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của văn học đã xuất hiện hiện tượng nhiều tác giả vừa có thể sáng tác bằng chữ ngôn ngữ vay mượn (chữ Hán) vừa bằng ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm) tạo thành một hiện tượng rất độc đáo trong văn học trung đại Việt Nam, hiện tượng song ngữ. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày khái quát đặc điểm, nghiên cứu một số tác giả tiêu biểu của loại hình này như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du; đề cập đến một số hiện tượng đặc thù chủ yếu sáng tác bằng chữ Hán như Ngô Thì Nhậm, Cao Bá Quát, hoặc chữ Nôm như Nguyễn Đình Chiểu, Trần Tế Xương ở nửa cuối TK XIX.

MÙA XUÂN DƯỚI GÓC NHÌN THƠ THIỀN

Trong thiền học, phương thức soi chiếu quy luật của đạo bằng hình tượng thiên nhiên có nguồn gốc từ triết lý thiên nhân hợp nhất của Đạo giáo và vạn vật nhất thể của thiền. Con người luôn được đặt trong vị trí giao hòa với tự nhiên, trở thành một phần của tự nhiên, cần hành động theo quy luật của tạo hóa bởi đó là luật của vũ trụ, vô tư, vô ngã. Thiền vô ngôn mà biểu được đa ý sự vĩnh hằng, bất diệt của tự nhiên. Mỗi hình ảnh, âm thanh mùa xuân đều được thấu biết một cách tinh tế qua tâm thức của các thiền gia - thi sĩ.

CÁC VAI - CHỨC NĂNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Nhân vật văn học là hình tượng con người được miêu tả cụ thể trong tác phẩm. Đối với các tác phẩm tự sự, nhân vật có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Những đặc điểm, lựa chọn của nhân vật không những thể hiện khuynh hướng tư tưởng, đời sống nội tâm, cuộc đời, số phận của bản thân mà còn cho thấy cái nhìn, quan niệm, lập trường của tác giả, chủ thể. Mỗi nhân vật mang chức năng như một mã nghệ thuật, một mặt nạ ngôn ngữ, thể hiện chủ thể diễn ngôn văn học. Khảo sát bộ ba tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, có thể thấy hệ thống nhân vật trong tác phẩm thể hiện rất rõ các vai của một mã nghệ thuật.

NHÂN VẬT THA HƯƠNG TRONG SÁNG TÁC CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ XA XỨ

I.D.Paxost đã từng nhận định: “Có thể bứt con người lìa khỏi quê hương nhưng không thể bứt quê hương ra khỏi con người”. Đó cũng là những cảm nhận từ trong máu thịt của những nhà văn xa xứ. Có lẽ vì thế mà nhân vật xa xứ với mặc cảm thiếu quê hương rất riêng biệt này đã trở thành đặc trưng, ưu thế và cũng là thành công nổi bật trong sáng tác của các nhà văn nữ Việt Nam xa xứ như Thuận (Chinatown, Paris 11 tháng 8, T mất tích, Vân Vy, Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư, Thang máy Sài Gòn), Lê Ngọc Mai (Tìm trong nỗi nhớ, Trên đỉnh dốc), Lê Minh Hà (Gió tự thời khuất mặt, Phố vẫn gió), Đoàn Minh Phượng (Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau)…

XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỂ SANG TIỂU THUYẾT TÂM LÝ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 1930-1945

Trong giai đoạn văn học 1930 - 1945, tốc độ hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng cùng với sự xuất hiện cùng một lúc nhiều nhà văn có tài năng, nhiều tiểu thuyết có giá trị đã thành hình, để lại dư âm đến ngày hôm nay. Có thể nói, văn học nước nhà giai đoạn này đã chứng kiến nhiều nhà văn viết tiểu thuyết có khuynh hướng luận đề: Khái Hưng, Nhất Linh, Lê Văn Trương, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Tô Hoài, Nam Cao... Cũng chính những nhà văn này, trước yêu cầu đổi mới nền văn học, theo dòng chảy tự nhiên của tiểu thuyết hiện đại, đã chuyển mình sang sáng tác tiểu thuyết tâm lý.

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TRƯỜNG THƠ LOẠN

Do nhu cầu của thời đại mới, khi ý thức cá nhân đã phát triển sâu sắc, ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa, thi ca Pháp, phong trào thơ mới (1932 - 1945) ra đời. Thơ mới làm nên một cuộc cách mạng vang dội, tạo dấu ấn quan trọng trong nền thơ ca dân tộc, mở ra phạm trù thơ hiện đại với đặc trưng thi pháp mới. Xuất hiện từ năm 1937, Trường thơ loạn với sự tập hợp của những tên tuổi thơ mới đã nổi danh đã đem đến cho thi đàn Việt Nam một chân trời thơ độc đáo. Các thi sĩ đã lựa chọn, sử dụng một thứ ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc, mang đậm dấu ấn cá nhân. Từ đó, thi sĩ đổi mới cảm quan hiện thực, cái nhìn nghệ thuật mở rộng biên giới cho thơ. Trường thơ loạn cần được ghi nhận như một động lực góp phần đưa thơ hiện đại Việt Nam thực sự hòa nhập vào quỹ đạo chung thơ hiện đại thế giới TK XX.

VẺ ĐẸP TRÍ TUỆ CỦA THƠ VĂN XUÔI

Thơ văn xuôi được hiểu là một thể thơ có hình thức trình bày là văn xuôi hay mang dáng dấp văn xuôi. Yếu tố văn xuôi xuất hiện ở đây dù chỉ với vai trò là véctơ định loại, nhằm phân biệt thể thơ này bên cạnh thơ cách luật, thơ tự do song sự hiện diện của nó thật sự đã chi phối đáng kể đến những phẩm tính của thơ, đưa đến cho thể thơ này những nét đặc trưng khá độc đáo, trong đó có thể kể đến nội dung đậm màu sắc trí tuệ của nó.

VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Văn hóa tâm linh là một khoảng trống lớn cho sự cảm nhận sâu sắc bằng tuệ giác. Với duy cảm văn hóa đặc biệt, tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đem đến cho người đọc nhiều chủ đề văn hóa và những diễn giải sâu sắc bằng những góc nhìn mới. Vấn đề tâm linh trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh không đơn thuần là những yếu tố bổ trợ mà thực sự là văn hóa. Tín ngưỡng, tôn giáo Việt là tín ngưỡng, tôn giáo thực hành, tín ngưỡng của lòng người. Mối quan hệ giữa tâm linh, nhục cảm được nhìn nhận như sự đối thoại với nếp văn hóa của tiền nhân, có sự hài hòa, tương thuận, nhưng cũng có sự vượt thoát khỏi những cấm kỵ, phục tùng mang tính truyền thống. Đó cũng là những biểu hiện của sự phản tư văn hóa mà Nguyễn Xuân Khánh hướng đến trong các tác phẩm như Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa.