CON NGƯỜI NAM BỘ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
Ở xã hội hậu hiện đại, “cái ngã của con người chập chờn đâu đó ở ngoại biên thế giới, chứ nào phải chiếm lĩnh trung tâm như ảo tưởng của mình” (1). Con người bị gạt ra ngoài cuộc sống của gia đình, cộng đồng, “bị đá văng ra khỏi thế giới” (Kafka). Lo âu vì bị đẩy ra ngoại biên, con người Nam Bộ trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư cố gắng bằng mọi phương cách hòa nhập vào cộng đồng để trở thành trung tâm, là trung tâm. Cố gắng ấy giống như một cú lội ngược dòng, lạc hướng với quy luật phát triển của xã hội, đặc thù của văn chương hậu hiện đại: phi trung tâm, giải tôi…