• Nghệ thuật > Văn học

DẤU ẤN VĂN HÓA TRUNG QUỐC TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN

Lỗ Tấn, nhà văn lớn có vai trò đặt nền móng cho văn học hiện đại Trung Quốc, từng được Quách Mạt Nhược đánh giá là “trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn”. Truyện ngắn là một bộ phận trọng yếu trong hệ thống “trước tác đẳng thân” của Lỗ Tấn, chứa đựng nhiều giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú, có ảnh hưởng sâu rộng cả ở trong và ngoài nước. Trong đó, văn hóa Trung Quốc là thành tố quan trọng góp phần làm nên giá trị truyện ngắn của ông.

NAM TÍNH BÁ QUYỀN ĐÔNG Á VÀ CON ĐƯỜNG KHÚC XẠ QUA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Ý niệm về nam tính bá quyền được R.W.Connell phát triển từ lý thuyết bá quyền văn hóa của Antonio Gramcsi; nhấn mạnh vào bản chất xã hội của giới tính mà cụ thể là nam tính, cho rằng nam tính được xây dựng nhằm duy trì thiết chế thống trị với các đối tượng phụ thuộc, có vị thế thấp kém hơn như phụ nữ, đồng tính nam, đàn ông da màu... Lý thuyết phương Tây này khi du hành đến Đông Á đã điều chỉnh theo đặc trưng văn hóa, lịch sử của vùng đất này. Xem xét nam tính bá quyền Đông Á dựa trên lý thuyết của R.W.Connell, sự khúc xạ của nó qua một số hiện tượng văn học trung đại Việt Nam, bài viết mong muốn đóng góp thêm một vài hướng tiếp cận mới về bản sắc văn hóa giới thời kỳ cổ trung đại; làm dày thêm vấn đề nghiên cứu nam tính, vốn vẫn còn bỏ ngỏ ở Việt Nam, nhất trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật.

NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CÁI ĐẸP TRONG NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ CỦA Y.KAWABATA

Văn học Nhật Bản mang đặc thù riêng của một nền văn chương duy cảm, duy mỹ. Với người Nhật, mọi vẻ đẹp dù giản dị, khiêm nhường hay kiêu sa lộng lẫy đều thuộc về thế giới quanh ta, đó là cái đẹp đang hiện hữu, rất đời thực. Với giải Nobel văn học năm 1968, Yasunari Kawabata là người đem lại vinh quang cho văn học Nhật Bản nói riêng, văn học châu Á nói chung. Ông kế thừa, phát triển tinh hoa truyền thống của Nhật Bản cả về tính duy cảm, duy mỹ. Bước sang thời đại làn sóng mưa Âu, gió Mỹ từng làm nhiều nhà văn trẻ ngã lòng nhưng Y.Kawabata vẫn tin tưởng rằng “nền văn chương phương Đông, trong đó có kinh phật là nền văn chương vĩ đại nhất của thế giới. Tôi muốn viết một tác phẩm tên là Bài ca phương Đông, tôi có thể chết trước khi bài ca đó thành tựu nhưng hãy biết rằng tôi đã dự trù cả một chương trình trong tâm trí của mình” (1).

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ ĐƯƠNG ĐẠI

Trong suốt chiều dài lịch sử văn học dân tộc, người phụ nữ đã trở thành đối tượng phản ánh mang tính truyền thống. Xét riêng trong lĩnh vực văn xuôi, từ văn học dân gian (cổ tích, thần thoại, truyền thuyết…), đến văn học trung đại (truyền kỳ), rồi thời kỳ hiện đại (giai đoạn 1930 - 1945, 1945 - 1975), hình tượng người phụ nữ đa số là biểu tượng của chân, thiện,mỹ, phản ánh những tư tưởng chủ đạo của một thời kỳ, giai đoạn, trào lưu văn học. Từ sau năm 1975, đặc biệt từ thời đổi mới, người phụ nữ đã trở thành hình tượng trung tâm của văn xuôi đương đại, nhưng được thể hiện dưới một cái nhìn mới, ký thác những quan niệm mới của nhà văn về con người. Trên những trang văn của các tác giả nữ, hình tượng người phụ nữ nhận được sự cộng hưởng đáng kể từ chính chủ thể sáng tạo đồng giới với mình, càng trở nên sinh động, chân thực hơn bao giờ hết. Họ vừa mang những nét đẹp, phẩm chất truyền thống, vừa có những đặc điểm giải quy phạm, giải truyền thống, thực sự là những khách thể thẩm mỹ phức tạp, bí ẩn, cần được khám phá.

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NGHỆ SĨ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Vũ Như Tô, Chiếc thuyền ngoài xa, Đàn ghi ta của Lorca là những tác phẩm thuộc ba thể loại khác nhau (kịch, truyện ngắn, thơ) nhưng đều mang đến cho người đọc những hình tượng rất đẹp về người nghệ sĩ: một kiến trúc sư với tài năng siêu phàm; một nhiếp ảnh gia nhân hậu, bản lĩnh; một nghệ sĩ đa tài luôn trăn trở, khát khao cách tân nghệ thuật. Họ đều là những người tài năng, đam mê sáng tạo nghệ thuật. Vũ Như Tô, Phùng, Gaxia Lorca không chỉ mang trong mình khát khao sáng tạo nghệ thuật chân chính, nhân cách cao đẹp mà còn có chung những bi kịch trong nhận thức, trong hành trình sáng tạo nghệ thuật; thể hiện rõ phương thức truyền tải thông điệp về nghệ thuật, về cuộc đời của nhà văn.

BIỂU TƯỢNG THIÊN NHIÊN TRONG TIỂU THUYẾT MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Heghen từng nhấn mạnh: “Các dân tộc đã ký thác vào sáng tác nghệ thuật những chiêm ngưỡng nội tâm, những biểu tượng của mình. Nghệ thuật thường là chìa khóa, ở một vài dân tộc, đó là cái chìa khóa duy nhất để tìm hiểu sự khôn ngoan, sáng suốt, tôn giáo của họ” (1). Các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đã xây dựng những biểu tượng nghệ thuật, văn hóa trong những tác phẩm của mình. Hệ thống biểu tượng đó thường thuộc về thiên nhiên, con người. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ nghiên cứu những biểu tượng thiên nhiên. Tuy nhiên, giữa con người với thiên nhiên luôn có những mối liên hệ không thể tách rời, do đó biểu tượng thiên nhiên suy cho cùng đều mang ý nghĩa văn hóa, phản ánh những vấn đề thuộc về đời sống con người.

TRUYỆN NGẮN VI HỒNG TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM

Lịch sử hình thành và phát triển của văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại chưa phải là dài (khoảng hơn nửa thế kỷ, bắt đầu từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945). Dòng mạch này liên tục được khơi nguồn, đến nay đã có một đội ngũ sáng tác tương đối hùng mạnh với những thành tựu đáng kể, góp phần khẳng định vị trí vững chắc trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong đội ngũ các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Vi Hồng thuộc lớp thế hệ nhà văn đầu tiên. Đóng góp ở rất nhiều lĩnh vực sáng tác: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, tiểu luận, phê bình, nghiên cứu văn học, kịch…mỗi trang viết của ông đã góp phần làm giàu thêm cảm xúc và kinh nghiệm thẩm mỹ cho mỗi độc giả.

BIỂU TƯỢNG TRONG NGÀN CÁNH HẠC DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC

Thế giới biểu tượng có quá trình hình thành, tồn tại, phát triển đều bắt nguồn từ sự nhận thức của con người về thế giới xung quanh. Y.Kawabata đã vận dụng triết lý phương Đông, phong cách sáng tác giàu cảm xúc để tạo nên những hình tượng nghệ thuật đạt đến tính biểu tượng như là những phương tiện trung tâm, vững chắc, cơ bản nhất để chuyển tải nội dung của toàn bộ tác phẩm. Bên cạnh đó, tác giả đã có những cách tân trong phương thức thể hiện nhằm làm rõ sự chuyển biến mạnh mẽ trong lòng xã hội tư bản Nhật từ cái nhìn chiều sâu của người trong cuộc. Đấy cũng chính là thái độ trân trọng cái đẹp, đề cao vai trò của trực giác trong việc cảm thụ cái đẹp, hướng con người tới những giá trị nhân văn tốt đẹp.

ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC HIỆN SINH TRONG MỘT NỖI ĐAU RIÊNG CỦA OE KENZABURO

Oe Kenzaburo sinh ra, lớn lên trong thời đại nước Nhật sau chiến tranh đầy biến động, đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm trí ông. Nó hằn lên thành những vết thương, những nỗi đau đầy sức ám ảnh trong tác phẩm của ông. Chính sự kiện này đã khơi nguồn cảm hứng để ông viết nên tác phẩm Một nỗi đau riêng. Mặt khác, Oe đặc biệt yêu thích Sartre, ông đã thừa nhận rằng tác phẩm của Sartre, Norman Mailer cùng với những nhà văn Nhật nổi lên ngay sau chiến tranh là ba nguồn ảnh hưởng lớn tới việc sáng tạo nghệ thuật của mình. Chịu nhiều ảnh hưởng từ tinh thần hiện sinh, quan niệm nghệ thuật, phong cách viết tiểu thuyết hiện đại, độc đáo của Sartre, Một nỗi đau riêng đã thể hiện tư tưởng của Oe Kenzaburo với những phạm trù như: cô đơn với tha hóa, lo âu với sợ hãi…

CÁI TÔI BẤT AN, HOÀI NGHI TRONG THƠ VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Cái tôi trữ tình trong thơ ca hiện đại chủ nghĩa là cái tôi đa ngã. Nếu cái tôi bản ngã của thơ tiền hiện đại là kết quả của một diễn trình cảm xúc thì cái tôi đa ngã trong thơ hiện đại chủ nghĩa lại trình hiện theo kiểu con người trong con người. Trong con người có nhiều con người cùng hiện diện hay trong cái tôi lớn có nhiều mảnh tôi cùng tồn tại. Chúng không thống nhất mà thường xuyên xung khắc, mâu thuẫn nhau. Đặc điểm này dẫn đến cái tôi trong thơ hiện đại một mặt ý thức sâu sắc về bản thể, mặt khác lại phủ nhận nó, tin tưởng rồi lại bất an, hoài nghi; là cái tôi ý thức lại cũng là cái tôi của tiềm thức, vô thức; cái tôi tự nhân đôi khẳng định mình rồi lại tự phân mảnh phủ định mình... Biểu hiện của cái tôi đa ngã trong thơ văn Việt Nam thuộc hệ hình hiện đại có thể nói là hết sức đa dạng, phức tạp. Song, bài viết này chỉ dừng lại khảo sát kiểu cái tôi bất an, hoài nghi trong sáng tác của một số cây bút thơ văn xuôi tiêu biểu.

NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG EVGHENHI ONEGHIN CỦA A.S.PUSHKIN

Nghệ thuật kể chuyện là một trong những phương diện đặc sắc của tiểu thuyết bằng thơ Evghenhi Oneghin. Mỗi lời kể của nhà thơ đều lôi cuốn sự chú ý của người đọc vào các sự kiện, hiện tượng, nhân vật mà mình đề cập tới, vừa chân thực vừa trữ tình ít ai sánh nổi. Với cách kể chuyện dung dị, mộc mạc, A.S.Pushkin đã đưa tới những điển hình sâu sắc và đầy sức sống tạo nên một diện mạo của nước Nga đầu TK XIX.

MÔTIP ĐỀN ƠN BÁO OÁN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TRUYỆN NGẮN TRUNG ĐẠI

Trong truyện ngắn, cổ tích Việt Nam trung đại có một môtip cốt truyện khá nổi bật, xuất hiện với tần số tương đối cao, đó là môtip đền ơn báo oán. Môtip cốt truyện này phản ánh quan niệm nhân sinh, lưu giữ tín ngưỡng truyền thống, ghi dấu ứng xử văn hóa của người Việt thông qua những thủ pháp nghệ thuật dân gian hay bác học. Tìm hiểu môtip đền ơn báo oán là một hướng tiếp cận mối quan hệ ảnh hưởng, giao thoa cũng như đặc thù khác biệt giữa hai loại hình, thể tài văn học này; đây là mối quan hệ tất yếu, bền vững góp phần làm nên gương mặt văn hóa của mỗi dân tộc trên thế giới.