• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

CHUYỂN BIẾN KHÔNG GIAN TẠO HÌNH TRONG TRANH SƠN DẦU

Đã thành thông lệ, triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015 vốn là triển lãm mỹ thuật toàn quốc định kỳ 5 năm, là sự biểu dương lực lượng sáng tác và là ngày hội của giới mỹ thuật. Triển lãm để lại không chỉ cảm xúc mà còn nhiều băn khoăn, trăn trở cho giới mỹ thuật và công chúng về sự chuyển mình của mỹ thuật Việt Nam sau mỗi chặng đường. Xét ở góc độ chất liệu, trong thực tế sáng tác hội họa hiện nay ở nước ta, sơn dầu vẫn là chất liệu phổ biến, được đa số các họa sĩ sử dụng. Thực tế này được phản ánh rõ nét trong triển lãm với 128/409 tác phẩm sử dụng chất liệu sơn dầu, bên cạnh rất nhiều chất liệu khác của hội họa, đồ họa, điêu khắc, các hình thức nghệ thuật đương đại.

SÂN NHÀ TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC

Tôi là một thợ mộc chuyên dựng nhà truyền thống Hàn Quốc. Tôi theo nghề cha truyền con nối đã qua năm thế hệ của gia đình. Trong suốt hai mươi năm qua, tôi đi mòn đế giày để kiếm tìm phần sót lại của những ngôi nhà truyền thống nằm rải rác khắp cả nước. Ở đó, không chỉ có các công trình bằng gỗ hấp dẫn trái tim, con mắt tôi. Cuộc hành hương không ngừng nghỉ này của tôi bắt đầu từ một sự đánh thức lạ thường khi đứng trong sân một ngôi đền tọa lạc trên núi.

THÔNG ĐIỆP TỪ CỔ VẬT CHÙA HỘI THƯỢNG

Trong quá trình điền dã, khảo cứu hệ thống giá trị di sản văn hóa vật thể trên địa bàn làng Thượng An, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã phát hiện tại chùa Hội Thượng (có tên khác là Niệm phật đường An Cát) đang lưu giữ những cổ vật đồng (vạc, chuông) được đúc vào thời vua Minh Mạng (1820 - 1840). Hiện nay, việc lưu giữ được những cổ vật trong dân gian là điều đáng quý; nhưng việc hiện diện chiếc vạc đồng thời Nguyễn, vốn được xem là biểu tượng quyền uy của triều đại, là vật tượng trưng cho cơ nghiệp thiên tử trong ngôi chùa cổ cũng đặt ra nhiều câu hỏi cần giải đáp. Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu giúp chúng tôi đồng thời phát hiện ra nhiều điều thú vị về ngôi chùa cổ này.

DIỄN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TƯỢNG ĐÀI VIỆT NAM

Tượng đài xuất hiện ở Việt Nam với nhiều ý nghĩa và có giá trị văn hóa trong từng giai đoạn lịch sử. Trong diễn trình phát triển, tượng đài ở Việt Nam đã được định hình với rất nhiều chủ đề và được biểu đạt với nhiều ngôn ngữ tạo hình khác nhau. Bài viết là một trình bày khái quát về tượng đài, sự xuất hiện và phát triển của tượng đài ở Việt Nam.

APT VÀ NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM

Asia - Paciffic Triennial (APT) là liên hoan nghệ thuật đương đại định kỳ 3 năm giới thiệu sáng tác của các nghệ sĩ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, do Queensland Art Gallery (QAGOMA, Australia) tổ chức. Được khởi động từ năm 1993, APT đang trải qua kỳ tổ chức thứ tám (APT8), từ ngày 21- 11- 2015 đến ngày 10 - 4 - 2016. Đây cũng là kỳ liên hoan được dự báo có số lượng khán giả đông kỷ lục, khi ngay trong hai ngày đầu tiên mở cửa chính thức đón công chúng, ngày 22 và 23 -11- 2015, đã có hơn 32 nghìn lượt khách tham quan, trong đó có hơn 2.400 trẻ em, những con số lớn nhất trong thống kê liên quan qua các kỳ APT.

NHỮNG THAY ĐỔI CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC HIỆN ĐẠI

Qua nhiều giai đoạn phát triển, nghệ thuật điêu khắc hiện đại đã thay đổi cả về diện mạo, nội dung và phương thức thể hiện. Căn nguyên chính là bởi điều kiện xã hội, kinh tế và con người thay đổi trong những hoàn cảnh lịch sử mới. Bối cảnh khởi đầu cho sự thay đổi (đoạn tuyệt với truyền thống) được xem là thời điểm bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp và xã hội tại các nước phương Tây, bắt đầu khi cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 chấm dứt, nhân loại bắt đầu chuyển từ lao động bằng tay sang lao động bằng máy, từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.

NHỮNG PHỤ NỮ GẮN ĐỜI MÌNH VỚI BIỂN ĐẢO JEJU

Người nước ngoài thường biết đến đảo Jeju của Hàn Quốc như một thiên đường du lịch bậc nhất thế giới hiện nay nhưng không nhiều người biết những lam lũ của người dân nơi đây trong cuộc sống giữa biển khơi từ hàng trăm năm qua. Một phần làm nên hình ảnh Jeju lại chính là những người phụ nữ kiếm sống bằng nghề lặn biển, được gọi là người phụ nữ của biển (haenyeo). Họ biến công việc của mình thành một cái gì đó hơn chỉ là việc kiếm sống, thành một nét truyền thống và văn hóa bởi sự tiếp nối thế hệ.

YẾU TỐ NGHỆ THUẬT TRONG TẠO TÁC GIÁ TRỊ VẢI GẤM

Từ xa xưa, hàng dệt thủ công và tơ lụa nước ta đã trở thành một loại sản phẩm hàng hóa nổi tiếng được nhân dân trong nước sử dụng khá rộng rãi, còn xuất khẩu sang phương Tây và một số nước ở Đông Nam Á thông qua việc buôn bán, trao đổi tại các cảng biển Vạn Ninh, Vân Đồn (thuộc Quảng Ninh ngày nay). Sở dĩ có thị trường rộng lớn và được người tiêu dùng ưa chuộng như vậy là vì mặt hàng dệt tơ lụa của nước ta đa dạng, phong phú với nhiều chủng loại: lụa, là, gấm, vóc, the, lĩnh, quế, đoạn, sa, đũi, kỳ cầu… Riêng mặt hàng vải gấm là một loại hàng thủ công mỹ nghệ của ngành dệt truyền thống Việt Nam, được đánh giá cao bởi vẻ đẹp phong phú về màu sắc, đa dạng về họa tiết, hoa văn. Vải gấm đã được sử dụng độc quyền trong triều đình hoặc làm vật phẩm ban tặng cho các quan thời xưa.

NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ Ở XÃ NINH VÂN, HOA LƯ, NINH BÌNH

Xã Ninh Vân huyện Hoa Lư là một xã có giao thông thuận lợi, nằm ngay sát quốc lộ 1A cho nên hoạt động sản xuất, giao thương tạo nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội. Đây là nơi có nguồn nguyên liệu đá rất phong phú vì vậy từ xa xưa đã hình thành nên nghề truyền thống chế tác đá. Xã Ninh Vân có 10/12 thôn có nghề chạm khắc đá mỹ nghệ như: Đồng Quan, Thôn Thượng, Chấn Lữ, Dưỡng Hạ, Vũ Xá, Xuân Phúc, Thôn Hệ, Xuân Thành, Phú Lăng, Dưỡng Thượng. Hiện nay, đã có 3 làng Xuân Vũ, Dưỡng Thượng và Dưỡng Hạ đã được Nhà nước công nhận là làng nghề chế tác đá mỹ nghệ truyền thống. Chúng tôi tập trung khảo sát giới thiệu những sản phẩm tiêu biểu của làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Xuân Vũ. xem là địa điểm tập trung sản xuất và chế tác sản phẩm đá mỹ nghệ.

HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI CỦA CHIẾC BÌNH SỨ CỔ THỜI JOSEON

Chỉ với đôi chút nét hiện đại, nghệ nhân gốm Kwon Dae-sup đã làm cho chiếc bình trăng (moon jar) từ thời Joseon (1392 - 1910) trở nên mới mẻ, cập thời. Ông được tôn vinh bởi khả năng thể hiện vẻ thanh lịch, tao nhã vô đối của chiếc bình sứ tròn, màu trắng, có một không hai này. Ông bắt đầu sản xuất dạng bình này từ năm 1978 và nay, ông vẫn dành toàn bộ năng lượng sáng tạo của mình cho công việc duy nhất này. Phải mất gần 20 năm tìm hiểu, theo đuổi, áp dụng các công nghệ lò nung hiện đại, các phương pháp pha trộn đất mới, Kwon Dae-sup mới đủ tự tin giới thiệu triển lãm những chiếc bình trăng thời Joseon do ông tự tìm kiếm, học hỏi và nghiên cứu cách thực hiện.

Đưa sự quyến rũ của HANOK đến với đời

LTS: Kể từ số từ số 376, tháng 10- 2015 đến số 387, tháng 9 - 2016, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật trân trọng giới thiệu series 12 bài viết về cách Hàn Quốc đưa những nét văn hóa đặc sắc đến với chính người dân nước mình và thế giới, trong những năm đầu thập niên thứ hai, TK XXI.