• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

SỰ XỐC NỔI VÀ VỮNG VÀNG CỦA HỘI HỌA SƠN MÀI HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC

LTS: VHNT giới thiệu đến bạn đọc phần cuối bài viết nghiên cứu của một giáo sư nghệ thuật Trung Quốc về tiến trình của hội họa sơn mài hiện đại Trung Quốc (1), để thấy những thăng trầm của loại hình mỹ thuật này trong bối cảnh cơ chế thị trường và sự can thiệp của đồng tiền và công nghệ đối với nghệ thuật truyền thống. Từ những điểm tương đồng cũng như kinh nghiệm vượt qua trở ngại của đồng tiền của họa sĩ sơn mài Trung Quốc hiện nay được đề cập đến trong bài viết này, hy vọng giới mỹ thuật và họa sĩ sơn mài Việt Nam rút ra được cho mình những bài học quý và tiếp tục vững bước trên con đường nghệ thuật đã rất giàu có thành tựu của chúng ta.

SỰ ĐỘC LẬP VÀ HUY HOÀNG CỦA SƠN MÀI HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC

LTS: Sơn mài là chất liệu thủ công mỹ nghệ lâu đời trong khu vực Đông Á. Ở nhiều nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực này, không ít họa sĩ nỗ lực biến sơn mài trở thành một phần hữu cơ của nghệ thuật tạo hình hiện đại, nhưng không phải tất cả đều thành công. Trong tương quan này, Việt Nam được nhắc đến như một đất nước chứa đựng kho báu hội họa sơn mài hiện đại với nhiều họa sĩ tài năng: Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tiến Chung, Phạm Hậu... Bên cạnh chúng ta, vẫn có những nền hội họa sơn mài liên tục vận động và tiến triển mạnh mẽ. Biết rõ hơn về họ để ta càng phải cố gắng tránh tụt hậu. VHNT giới thiệu đến bạn đọc bài viết nghiên cứu của một giáo sư nghệ thuật về tiến trình của hội họa sơn mài hiện đại Trung Quốc (1), để thấy những nỗ lực nghiên cứu, thể nghiệm sáng tạo với chất liệu này của họa sĩ Trung Quốc là rất lớn. Họ cũng từng cử người sang Hà Nội học hỏi về kỹ thuật tạo hình của họa sĩ sơn mài Việt Nam, từ đầu những năm 60 TK XX.

LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN CHO CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG

Hầu hết các làng nghề truyền thống ở nước ta vẫn duy trì dạy nghề theo phương thức truyền kinh nghiệm giữa người đời trước với người đời sau. Bên cạnh những hiệu quả đã đạt được trong nhiều thế kỷ qua, cách truyền dạy này còn tồn tại không ít những hạn chế như: không bao quát được tri thức nghề, thiếu hệ thống cơ sở lý thuyết, phương thức thực hành thiếu khoa học… Trước thực trạng đó, phương pháp liên kết đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho các làng nghề được xem là phương pháp thích hợp, nhằm tạo ra những thế hệ thợ nghề vừa có tay nghề cao, vừa có thẩm mỹ phù hợp với thị hiếu của xã hội hiện nay.

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TƯ DUY HỘI HỌA CỦA TRẺ EM

Theo nhiều nhà nghiên cứu, tranh vẽ của trẻ em được hình thành và phát triển theo các lứa tuổi khác nhau và ở mỗi lứa tuổi, đều có sự hoàn thiện riêng, trên cơ sở của những hoàn thiện trước đó. Trong bài nghiên cứu này, tôi đưa ra một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tiêu biểu cùng quan tâm khá sâu sắc đến vấn đề này. Họ đều có một mục đích chung là tìm hiểu, thực hành, phân tích tranh trẻ em vẽ theo nhiều lứa tuổi khác nhau.

KHÔNG GIAN TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH LÊ BÁ ĐẢNG

Kể từ sau khi tốt nghiệp học viện Nghệ thuật Toulouse, Pháp, năm 1948, họa sĩ Lê Bá Đảng (1921 - 2015) đã thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm và khám phá nghệ thuật. Từ triển lãm cá nhân đầu tiên vào năm 1950 và liên tiếp những triển lãm tiếp sau đó, ông đã tạo được những dấu ấn trong việc biểu đạt ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình mới. Phong cách nghệ thuật của ông là sự kết tinh tinh hoa của hai trường phái hội họa Đông - Tây và kết hợp nhiều loại hình trong một tác phẩm. Lối tạo hình và biểu hiện đặc biệt này đã giúp đưa tên tuổi ông được ông vinh danh trên toàn thế giới. Lê Bá Đảng đã đóng góp một phần rất lớn vào hình hài nghệ thuật tạo hình hiện đại Việt Nam TK XX. Kỷ niệm ba năm ngày mất của họa sĩ tài danh này, VHNT giới thiệu tới bạn đọc một nghiên cứu bước đầu về yếu tố không gian trong nghệ thuật tạo hình của ông (1).

HÌNH TƯỢNG RỒNG LĂNG VUA THIỆU TRỊ: ĐA DẠNG KIỂU THỨC VÀ CHẤT LIỆU BIỂU ĐẠT

Trải qua nhiều thời kỳ, từ thời Lý (1009 - 1225), Trần (1226 - 1400), Hồ (1400 - 1407), Hậu Lê (1427 - 1788) cho đến thời Nguyễn (1802 - 1945), rồng luôn được xem là biểu tượng quyền uy của nhà vua, sức mạnh của triều đại. Chính vì vậy, hình tượng rồng luôn có những biến đổi phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ, ý nghĩa biểu trưng cho vương quyền của mỗi thời đại. Dưới thời Nguyễn, lăng của các vị vua chúa nói chung, đặc biệt, lăng vua Thiệu Trị nói riêng, hình tượng rồng thể hiện vẻ đẹp uy nghiêm, ý nghĩa huyền diệu đặc trưng của biểu tượng, tạo nên những giá trị thẩm mỹ, lịch sử và nghệ thuật đặc sắc.

Ý NIỆM VỀ SỰ BẤT TỬ VÀ TÁI SINH TRÊN ĐÈN ĐỒNG ĐÔNG SƠN

LTS: Lửa được xem là vị thần hộ mệnh của nhiều dân tộc trên thế giới. Đối với con người thời xa xưa, lửa luôn mang tính thiêng. Lửa gắn với đời sống tinh thần của con người. Việc giữ lửa là vấn đề sống còn, do vậy cây đèn ra đời, được sử dụng trong đời sống và trở thành đồ tùy táng với quan niệm duy trì ánh sáng cho con người khi sang thế giới bên kia. Không chỉ có vậy, những tạo hình đặc biệt của cây đèn còn chứa đựng nhiều bí ẩn về thế giới quan, nhân sinh quan của người xưa. VHNT giới thiệu một nghiên cứu ban đầu về những quan niệm nhân bản (một dạng/hình thức tín ngưỡng vật linh) của người Việt trong giai đoạn văn hóa Đông Sơn thuộc nền văn minh sông Hồng, thông qua những tạo hình đặc biệt của cây đèn đồng tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ.

SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỘI HỌA SƠN MÀI HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC

LTS: Sơn mài là chất liệu thủ công mỹ nghệ lâu đời trong khu vực Đông Á. Ở nhiều nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực này, không ít họa sĩ nỗ lực biến sơn mài trở thành một phần hữu cơ của nghệ thuật tạo hình hiện đại, nhưng không phải tất cả đều thành công. Trong tương quan này, Việt Nam được nhắc đến như một đất nước chứa đựng kho báu hội họa sơn mài hiện đại với nhiều họa sĩ tài năng: Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tiến Chung, Phạm Hậu,... Bên cạnh chúng ta, vẫn có những nền hội họa sơn mài liên tục vận động và tiến triển mạnh mẽ. Biết rõ hơn về họ để ta càng phải cố gắng tránh tụt hậu. VHNT giới thiệu đến bạn đọc bài viết nghiên cứu của một giáo sư nghệ thuật về tiến trình của hội họa sơn mài hiện đại Trung Quốc (1), để thấy những nỗ lực nghiên cứu, thể nghiệm sáng tạo với chất liệu này của họa sĩ Trung Quốc là rất lớn. Họ cũng từng cử người sang Hà Nội học hỏi về kỹ thuật tạo hình của họa sĩ sơn mài Việt Nam,từ đầu những năm 60 TK XX.

VẬT LIỆU THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG TRONG THIẾT KẾ BAO BÌ

Vật liệu thân thiện môi trường đang ngày càng được ưu chuộng trong các ngành nghề thiết kế, đặc biệt là trong chuyên ngành thiết kế bao bì sản phẩm. Việc sử dụng vật liệu thân thiện môi trường giúp giảm rác thải bao bì, tăng khả năng tái sử dụng của sản phẩm. Đây là một chiến lược kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội đầy hiệu quả của doanh nghiệp, thu hút sự quan tâm và hưởng ứng của người tiêu dùng.

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC ĐÌNH LÂU THƯỢNG

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đình làng là một trong những giá trị lịch sử của nghệ thuật tạo hình dân gian Việt Nam. Ở Phú Thọ, ước tính khoảng hơn 200 ngôi đình, trong đó có hơn 100 ngôi đình được xếp hạng di tích quốc gia. Một trong số những ngôi đình độc đáo về kiến trúc, điêu khắc là đình Lâu Thượng, thuộc địa phận xã Trưng Vương, thành Phố Việt Trì, Phú Thọ (Vĩnh Phú cũ). Đây là ngôi đình cổ vừa có giá trị về kiến trúc, vừa mang giá trị chạm khắc tiêu biểu cho TK XVII ở miền Bắc Việt Nam.