• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

Một số đề xuất nâng cao giá trị nghệ thuật điêu khắc hoành tráng Nam Bộ

Nghệ thuật điêu khắc hoành tráng giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất Nam Bộ. Tuy nhiên, sự phát triển của loại hình nghệ thuật này đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, bao gồm hạn chế về nguồn nhân lực, công nghệ lạc hậu, kết nối yếu kém với nghệ thuật quốc tế. Bài viết phân tích các yếu tố cản trở sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc hoành tráng tại Nam Bộ, đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao giá trị và tầm vóc của loại hình nghệ thuật này ở khu vực Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Đề tài hát bội qua ngôn ngữ chất liệu sơn mài trong nghệ thuật hội họa của Nguyễn Lâm

Hội họa sơn mài Việt Nam đến nay đã đạt được nhiều thành tựu. Từ chất liệu truyền thống chỉ dùng cho việc sơn trét thuyền, tượng thờ và các đồ mỹ nghệ đã trở thành một chất liệu hội họa dân tộc là bước tiến lớn cho nghệ thuật hội họa Việt Nam. Sau khi Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn được thành lập vào năm 1954 tại miền Nam Việt Nam, các họa sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã vào Nam, phối hợp cùng các họa sĩ phía Nam tạo nên một nền hội họa sơn mài Nam Bộ vô cùng đặc sắc. Kế thừa từ thế hệ đi trước, họa sĩ Nguyễn Lâm đã trở thành một trong những họa sĩ tiêu biểu cho dòng tranh nghệ thuật này, tranh của ông được nhiều nhà sưu tập trong và ngoài nước quan tâm và được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Loạt tranh về đề tài hát bội là một nét độc đáo trong nghệ thuật của ông, vừa mang đậm phong cách vẽ của họa sĩ, vừa thể hiện được nét riêng của hội họa sơn mài miền Nam Việt Nam.

Giá trị nghệ thuật trong tranh “phố” của họa sĩ Bùi Xuân Phái

Khi nói đến tranh vẽ về đề tài Hà Nội, không thể không nhắc đến tên tuổi họa sĩ Bùi Xuân Phái. Bởi lẽ, phố cổ Hà Nội, đối với ông không phải chỉ là nơi để đi, nơi để sống... mà nó đã trở thành người bạn tri kỷ. Hà Nội với những ngõ nhỏ, phố nhỏ, những ô cửa sổ cũ, mái nhà rêu phong cổ kính… hiện lên trong tranh ông thật gần gũi, mộc mạc, chất cảm và sâu lắng.

Điêu khắc hoành tráng tại Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp

TP.HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, nghệ thuật khu vực Nam Bộ - nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa, nghệ thuật trong nước, quốc tế và là nơi tập trung sinh sống và làm việc của nhiều tài năng lớn. Sự ra đời và phát triển của đội ngũ văn nghệ sĩ với các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật... đã tạo cho Sài Gòn - TP.HCM có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một nền văn hóa, nghệ thuật của cả nước và khu vực. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề mỹ thuật trong không gian văn hóa công cộng đô thị nói chung và điêu khắc hoành tráng nói riêng vẫn còn nhiều bất cập về sự kết hợp giữa không gian cảnh quan với kiến trúc, điêu khắc, hội họa hay các thiết bị mỹ thuật ứng dụng. Vì vậy, bài viết đưa ra các giải pháp phát triển nghệ thuật điêu khắc hoành tráng ở TP.HCM góp phần xây dựng thành phố là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của đất nước.

Yếu tố ẩn - hiện trong tranh sơn mài Việt Nam

Bài viết phân tích sự hấp dẫn đặc biệt của các yếu tố ẩn - hiện trong quá trình sáng tạo tranh sơn mài của nghệ sĩ, nhằm có thêm một góc nhìn bổ sung vào sự sinh động, đa dạng của nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam.

Hình tượng người phụ nữ trong tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ

Phụ nữ là đề tài muôn thuở trong sáng tác nghệ thuật, từ âm nhạc, văn học, thơ ca, đến hội họa. Đề tài về người phụ nữ ở mỗi giai đoạn lịch sử được sáng tác, thể hiện khác nhau từ vẻ đẹp hình thể đến vẻ đẹp tâm hồn. Mỗi họa sĩ đã tạo nên những phong cách mới lạ khác nhau khi thể hiện chủ đề này. Bài viết đề cập tới vẻ đẹp của người phụ nữ gắn liền với tình cảm quê hương trong tranh họa sĩ Mai Trung Thứ. Bằng tài năng và kỹ thuật làm chủ với mọi chất liệu, ông đã để lại nhiều tác phẩm đẹp về người phụ nữ Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử mỹ thuật.

Tác động của công nghệ số đến sáng tác, thiết kế đồ họa tranh cổ động hiện nay

Trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, sáng tác tranh cổ động đã trở thành niềm yêu thích, trách nhiệm và tự hào của các họa sĩ qua nhiều thế hệ. Các họa sĩ khi sáng tác tranh cổ động đã nắm rõ và hiểu được giá trị, tầm quan trọng của tranh cổ động trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Chính vì vậy, sự xuất hiện và sức sống mãnh liệt của tranh cổ động được trải dài theo năm tháng cùng các giai đoạn phát triển đất nước. Tranh cổ động vốn từng xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi và được sự đón nhận của nhiều tầng lớp trong xã hội, gắn bó khăng khít với đời sống và trở thành loại hình nghệ thuật đồ họa mang tính ứng dụng cao. Trên thực tế hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ, các phần mềm đồ họa, các công nghệ in kỹ thuật số, cùng các thiết bị máy tính, máy in ngày càng phát triển và được ứng dụng trực tiếp trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ hiện nay đã tác động trực tiếp đến các lĩnh vực sáng tác thiết kế mỹ thuật ứng dụng, trong đó có sáng tác thiết kế đồ họa cổ động ở Việt Nam.

Áp dụng môn học Màu sắc và hình tự nhiên vào chuyên ngành Thiết kế đồ họa

Môn học về màu sắc và hình tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng vào chuyên ngành Thiết kế đồ họa. Các yếu tố màu sắc và hình tự nhiên tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc và trải nghiệm của người sử dụng, đặc biệt là trong hoạt động của ngành Thiết kế đồ họa như hiện nay. Vì vậy, trong môn học này, sinh viên/ người học nghề sẽ được giới thiệu các khái niệm cơ bản về màu sắc và hình tự nhiên, bao gồm cả lý thuyết và phương pháp thực hành để tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của hình dạng, màu sắc, tỷ lệ, nhịp điệu… nhằm nắm bắt những vẻ đẹp trong tự nhiên, sau đó cảm nhận và đưa vào các thiết kế ứng dụng.

Đặc trưng chất liệu trong hội họa

Hội họa là một trong các thể loại nghệ thuật tạo hình được gia công bởi các chất liệu đặc trưng như sơn dầu, sơn mài, màu nước, acrylic, pastel, mực, chất liệu tổng hợp… Việc gia công chất liệu đó được gắn với quá trình sáng tác và các kỹ thuật tạo hình. Hơn thế, ở các chất liệu nghệ thuật hội họa luôn có sự khác biệt bởi tính chất kỹ thuật tạo hình và cho ra những hiệu quả chất cảm khác nhau; tuy nhiên, các chất liệu đó cũng đồng thời có sự thống nhất giữa chức năng, kỹ thuật và vật liệu thể hiện rõ rệt trên mỗi tác phẩm.

Yếu tố trang trí trong tranh sơn khắc Việt Nam

Nghệ thuật trang trí ra đời từ rất sớm, là nhu cầu thiết yếu của loài người. Qua mỗi thời kỳ, trang trí được nâng cao theo trình độ khoa học, quan niệm thẩm mỹ và phục vụ trực tiếp cho con người. Nghệ thuật trang trí kiến tạo nên một thế giới đầy cảm xúc, gắn bó chặt chẽ với đời sống, bắt đầu từ những đồ gia dụng thường nhật tới đồ thờ cúng, từ dân giã đến cung đình, từ thô sơ đến chau chuốt, cho đến các tác phẩm hội họa biểu hiện trên không gian phẳng hay không gian đa chiều.