• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

Tranh in thạch bản và sự ra đời của áp - phích thế kỷ XIX

Kỹ thuật in thạch bản, ra đời cuối TK XVIII, được coi là phương tiện phát minh đồ họa hiệu quả cho nhiều nghệ sĩ vĩ đại nhất ở giai đoạn này. Trên con đường hoàn thiện kỹ thuật, in thạch bản không chỉ đảm nhiệm chức năng lưu giữ, thưởng ngoạn, mà còn kích thích thị hiếu người tiêu dùng, mở rộng những chức năng khác của nghệ thuật nhờ sự ra đời của loại hình áp phích (affiche/ poster) trước khi bước sang TK XX sôi động. Phần lớn các họa sĩ tiên phong của nghệ thuật hiện đại đều sử dụng in thạch bản để sáng tác và lưu giữ dấu ấn sáng tạo cá nhân.

Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn xưa

Diện mạo của “Hòn ngọc viễn Đông” Sài Gòn xưa mang những nét đặc trưng riêng, một phần quan trọng nhờ vào nghệ thuật trang trí công trình kiến trúc là kết tinh của văn hóa phương Tây pha hòa trong văn hóa và thẩm mỹ phương Đông, hay còn được gọi là phong cách Đông Dương. Những nét hoa mỹ đó từng bước khẳng định giá trị nghệ thuật kiến trúc thời kỳ thuộc Pháp, đã và đang trở thành trào lưu trong kiến trúc thành phố hiện nay với tên gọi TP.HCM.

Trang trí trên long bào của các vua triều Nguyễn

Trong lễ thường triều (1), vốn được tổ chức nhiều nhất trong năm, vua Nguyễn tiếp các quan đại thần ở điện Cần Chánh. Nhà vua vận trang phục thường triều hay còn gọi là long bào. Nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên triều phục là tìm hiểu những yếu tố mỹ thuật được thể hiện trên đó thông qua các hình tượng, hoa văn, đường nét, màu sắc, tạo hình trang trí, để thấy được giá trị thẩm mỹ, ý nghĩa của lễ phục. Nói cách khác, đây chính là một cách để tìm ra “cái mật” mà người xưa đã “cố ý” đưa vào trang phục để khẳng định sức mạnh, uy quyền của người mặc.

Nghệ thuật trên đồ đồng - tinh hoa của văn minh sông Hồng

Nếu như chỉ có một vài chiếc trống đồng được phát hiện rải rác có lẽ, câu chuyện về chúng sẽ được khuôn định lại trong một mức độ quan tâm nhất định. Nhưng những nỗ lực khảo cổ và nghiên cứu của người Pháp ở Việt Nam từ đầu thập niên 1920, và sau năm 1945, được ngành Khảo cổ học Việt Nam tiếp nối, đã mở ra những cánh cửa tìm hiểu rộng lớn hơn bao giờ hết, tiến tới khẳng định trống đồng nhóm I Heger, hàng loạt trống thuộc đủ 3 nhóm còn lại và vô khối hiện vật bằng đồng khác cùng niên đại, cách đây khoảng 2.000-2.500 năm là minh chứng đặc sắc cho một nền văn hóa của người Việt cổ, chứa đựng nhiều thành tựu phát triển xã hội, tri thức và tư duy thẩm mỹ.

Nét đặc sắc của pho tượng Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc

Thời Lê Trung hưng (1533-1789), hai thế lực song hành là vua Lê, chúa Trịnh một lòng hướng Phật. Theo đó, nhiều công trình mỹ thuật Phật giáo ra đời. Đây được coi là thời kỳ phục hưng của nghệ thuật dân tộc lần thứ hai, sau thời Lý (1009-1225). Giai đoạn này cũng đánh dấu thời kỳ phát triển huy hoàng của loại hình điêu khắc chân dung nhân vật, những người có công đóng góp tiền của xây dựng đền, chùa, làm việc phúc đức, được ghi nhận, tạc tượng thờ. Tượng Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (1) là đại diện xuất sắc cho nghệ thuật tạo tượng chân dung Việt Nam TK XVII.

Sức mạnh dân tộc thể hiện trong nghệ thuật của Lê Bá Đảng

Họa sĩ Việt kiều Lê Bá Đảng (1) một họa sĩ nổi danh khắp châu Âu trong nửa sau của TK XX. Nghệ thuật của Lê Bá Đảng thể hiện thân phận bi hùng của ông gắn liền với dân tộc, quê hương Việt Nam. Mặc dù phải mưu sinh bằng chính các tác phẩm của mình nhưng ông luôn giành một khoảng thời gian không nhỏ để sáng tạo các tác phẩm về chủ đề Tổ quốc, dân tộc.

Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Hội Hạ

Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ Quan Âm lưu truyền và phát triển rộng trong dân gian. Đức Quan Âm thường được dân gian xưng tụng là “mẹ hiền Quán Thế Âm”. Ở nhiều địa phương, chúng dân cũng thường gọi các pho tượng Quan âm là Phật bà Quan Âm. Pho tượng Quan Âm chùa Hội Hạ được dân địa phương gọi là Phật bà Quan Âm nhiều tay (1).

Cánh cửa chạm rồng chùa Keo

Từ năm 2012 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ký và ban hành tám Quyết định công nhận 191 Bảo vật quốc gia, hiện được lưu giữ ở một số bảo tàng, cơ sở thờ tự trong cả nước. Riêng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (BTMTVN) hiện là nơi bảo quản và trưng bày 9 Bảo vật, bao gồm 3 công trình chạm khắc và điêu khắc tượng cổ và 6 tác phẩm hội họa hiện đại. Những khảo cứu ban đầu, công phu và nhiều phát hiện mới về 3 bảo vật mỹ thuật cổ tại BTMTVN sẽ lần lượt được giới thiệu trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, cung cấp đến bạn đọc một nguồn thông tin tham khảo giá trị. Hy vọng rằng, các bài viết này, với những phân tích và luận giải về giá trị thẩm mỹ của các công trình được tạo dựng từ tín điều của người xưa vào những biểu tượng thiêng liêng của tôn giáo cũng như của nhân cách người Việt, sẽ gợi mở nhiều suy ngẫm mới và khuyến khích những khảo cứu sâu rộng hơn nữa về kho báu mỹ thuật của dân tộc.

Chạm khắc đình làng - nguồn tài liệu quý về xã hội học

LTS: Nghiên cứu mỹ thuật cổ Việt Nam luôn là một thử thách lớn nhưng vô cùng hấp dẫn. Nhiều nhà nghiên cứu chuyên sâu và cả những người mới bước chân vào thử thách này đều mong muốn có thể đưa ra các kiến giải mới, trên nền tảng những quan điểm chung tưởng đã định hình. Trong bài viết dưới đây gửi đến Ban biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, tác giả Nguyễn Thành Long có mong muốn được đóng góp các “quan điểm sơ khai” của anh sau rất nhiều chuyến đi điền dã khảo cứu đình làng Bắc Bộ. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đăng tải bài viết này và hy vọng sẽ nhận được trao đổi từ các nhà nghiên cứu khác có chung mối quan tâm đến mỹ thuật cổ Việt Nam.

Tiếp nhận tác phẩm nhiếp ảnh từ nền tảng văn hóa

Đứng trước một tác phẩm nhiếp ảnh, người ta thường tự đặt cho mình câu hỏi: “Bức ảnh nói về cái gì?”; nhưng để khám phá chiều sâu của bức ảnh thì cần thêm câu hỏi: “Làm thế nào để có thể hiểu được một cách sâu sắc về một bức ảnh?”. Câu hỏi thứ nhất hướng tới nội dung của bức ảnh (khoảnh khắc nào đó của sự vật, hiện tượng, con người, hay cuộc sống... được nhiếp ảnh gia ghi lại). Câu hỏi thứ hai đề cập đến 2 đối tượng: một là bản thân tác phẩm nhiếp ảnh chứa đựng nhiều lớp nghĩa, thông tin; hai là người tiếp nhận cần có nền tảng kiến thức nhất định để có thể hiểu sâu được tác phẩm. Trong bài viết này, chúng tôi muốn hướng tới một nền tảng vừa có tính định hướng, vừa như một công cụ hữu hiệu trên hành trình khám phá chiều sâu của tác phẩm nhiếp ảnh, đó là nền tảng văn hóa.

Pho tượng ở đền Bạch Mã, Hà Nội

Đền Bạch Mã, xưa thuộc địa phận phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên, nay thuộc khu vực phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trong đền hiện còn pho tượng thờ bằng gỗ, được đặt ở chính giữa hậu cung. Pho tượng này gắn liền với một số giả thuyết trái ngược nhau trong nhiều nguồn sử liệu. Thông qua các khảo cứu, phân tích ban đầu về lai lịch và nghệ thuật tạo hình bức tượng, bài viết này mong góp một minh giải.