• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

Họa sĩ Việt Nam trong thời kỳ Mỹ thuật Đông Dương

Hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945 là bước chuyển từ nền mỹ thuật dân gian sang nền mỹ thuật hiện đại có tính bác học, hàn lâm, là tiền đề cho nền hội họa Việt Nam hiện đại. Thế hệ các họa sĩ giai đoạn này, như Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Trần Bình Lộc, Nguyễn Đỗ Cung, Lưu Văn Sìn, Trần Văn Cẩn, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Lê Văn Đệ… xứng đáng là những bậc thày, như tấm gương chiếu rọi cho các thế hệ họa sĩ kế tiếp, cho chúng ta những bài học về sự sáng tạo và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Đề tài chiến tranh trong nghệ thuật tạo hình của Lê Bá Đảng

Phong cách nghệ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng (1) đã là một hiện tượng tiêu biểu, được đón nhận và tôn vinh ở phương Tây trong những năm cuối của TK XX. Các tác phẩm vẽ về chủ đề chiến tranh của ông không chỉ khẳng định phong cách sáng tác của ông mà điều quan trọng là thể hiện tấm lòng của một người con xa quê luôn hướng về đất mẹ. Hình ảnh cuộc chiến tại Việt Nam được đề cập trong bài viết được lấy từ tư liệu cụ thể qua một số tác phẩm nghệ thuật của ông hiện đang lưu giữ tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Độc đáo bức phù điêu A Di Đà tại chùa Tam Thanh, Lạng Sơn

Chùa Tam Thanh có từ thời Lê, nằm trong động núi thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, châu Thoát Lãng (nay là phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn). Trong chùa hiện còn bức tượng ma nhai (1) đức Phật A Di Đà có phong cách nghệ thuật TK XVII. Việc thờ A Di Đà vốn rất phát triển ở chùa miền Bắc Việt Nam nhưng các tượng A Di Đà thường được tạc dưới dạng tượng ngồi, dạng tượng A Di Đà đứng ít gặp hơn. Tượng ma nhai thể hiện đức A Di Đà đứng (A Di Đà tiếp dẫn) trên vách động ở chùa Tam Thanh là trường hợp đặc biệt, chưa thấy ở nơi khác.

Ba đạo sắc phong niên hiệu Hồng Đức

Sắc phong thần là văn bản của triều đình ban phong cho các vị thần được thờ trong đình làng nói riêng, cũng như trong các không gian tín ngưỡng khác, như đền, miếu, am phủ… Trong văn bản học, một đạo sắc phong có giá trị nghiên cứu ở nhiều phương diện. Nếu nội dung của sắc phong ghi nhận công trạng, chứa đựng những mỹ tự ban phong, đồng thời cho thấy ý nghĩa cùng thời gian ra đời văn bản thì hình thức của sắc phong, bao gồm các đồ án hoa văn, thể thức văn bản, chất liệu, màu sắc lại mang đến những cảm nhận thẩm mỹ. Trong một chừng mực nhất định, những giá trị thẩm mỹ lưu giữ trên những đạo sắc còn phản ánh đặc trưng, phong cách nghệ thuật của thời đại.

Hoa văn và nghệ thuật trang trí chùa Khmer ở Nam Bộ

Như chúng ta đã biết, mỗi ngôi chùa Khmer được dựng lên không chỉ nhằm phục vụ cho đời sống tôn giáo mà còn là một công trình có ý nghĩa về thẩm mỹ. Vì vậy, người Khmer luôn ý thức trong việc trang trí ngôi chùa sao cho thật đẹp, lộng lẫy. Các hình thức được sử dụng trong trang trí chùa Khmer ở Nam Bộ hiện nay phổ biến là sử dụng hoa văn trang trí; các loại tượng tròn (1); phù điêu và hội họa.

Những biến đổi về hình thức và nội dung trong quảng cáo ngoài trời

Từ khi nền kinh tế đất nước được đổi mới, mở cửa, lĩnh vực quảng cáo thương mại ở Việt Nam đã sớm định hình, đóng vai trò quan trọng, làm cầu nối giữa nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Trong đó, các bảng biển, hình thức, chương trình quảng cáo ngoài trời (QCNT) đã góp phần khuyến khích sức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường qua kênh thị giác. Đây là mắt xích, một khâu quan trọng trong chiến lược tiếp thị sản phẩm hàng hóa trên thị trường, là một phần không thể thiếu trong thiết kế quảng cáo của bộ nhận diện sản phẩm.

Một cái nhìn về mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới

Đại hội Đảng lần thứ VI, tháng 12 - 1986, đã quyết định thay đổi chính sách kinh tế, tiến tới xóa bỏ cơ chế bao cấp, khuyến khích tư nhân kinh doanh, mở cửa hợp tác với nước ngoài. Những thay đổi thời cuộc, đặc biệt là sự hội nhập về kinh tế, đã tác động nhanh chóng và sâu sắc đến tâm lý cũng như nhu cầu thụ hưởng vật chất của người dân. Bên cạnh đó, sự mở cửa về ngoại giao và kinh tế cũng kéo theo những làn gió mới trong các trào lưu văn hóa, phong cách sống. Tất cả đều tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tâm lý sáng tác của giới mỹ thuật.

Việc đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở miền Đông Nam Bộ hiện nay

Mỹ thuật ứng dụng có vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất hàng hóa, các loại hình dịch vụ văn hóa trong một xã hội tiêu dùng văn minh. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực mỹ thuật ứng dụng của Việt Nam nói chung và khu vực Đông Nam Bộ (1) nói riêng là rất lớn, cả về số lượng lẫn khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng mở rộng của rất nhiều loại hình sản xuất và dịch vụ.

Nhìn lại 10 năm Biennale mỹ thuật trẻ thành phố Hồ Chí Minh

Biennale nguyên ngốc tiếng Ý có nghĩa là định kỳ 2 năm/lần cho một sự kiện/hoạt động nào đó, nhưng riêng với lĩnh vực mỹ thuật, nhờ có Venice Biennale, mà từ này trở thành một thuật ngữ chỉ các liên hoan nghệ thuật có quy mô quốc tế với những tiêu chuẩn nhất định về cách thức tổ chức, các hoạt động bên lề triển lãm chính… Yêu cầu tối thiểu của một biennale là phải có chủ đề xuyên suốt. Nhiều biennale có lịch sử lên đến cả trăm năm, thu hút sự quan tâm của giới mỹ thuật toàn thế giới, trở thành các sự kiện văn hóa lớn, kết hợp với quảng bá du lịch cho địa phương hoặc nước sở tại.

Đề tài trang trí trong nghệ thuật điêu khắc làng Lâu Thượng

Trong nghệ thuật trang trí đình làng Lâu Thượng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, có thể nói rằng điêu khắc được xem là phần độc đáo nhất. Phần lớn các mảng chạm và tượng trang trí được phân bố dày đặc ở khu vực trung tâm và hai bên gian chái đình, trên các ván gió, cốn cùng một số vị trí khác như đầu bảy, đầu hồi… Trên đó, người ta chạm trổ công phu các đề tài trang trí mang tính biểu trưng cao. Đề tài xuyên suốt trong nghệ thuật trang trí ở đình làng Lâu Thượng là những cặp rồng ổ, rồng đàn, điểm xuyết một vài hoạt cảnh của con người xen kẽ là các loài thú nhỏ và các đề tài về hoa lá.

Vai trò và xu hướng thiết kế tạo dáng sản phẩm từ mô phỏng thiên nhiên

Khi vươn tới những thành quả mới từ phát triển công nghiệp và kinh tế, con người cùng lúc nhận thấy rằng lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất mà con người cần đạt được. Cái đích mà con người muốn hướng tới là kết hợp những cái đẹp, sự hoàn thiện của thiên nhiên với khoa học, công nghệ hiện đại để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn, nơi loài người và thiên nhiên cùng tồn tại, cùng phát triển hài hòa, bền vững. Để có mối quan hệ lành mạnh giữa thiên nhiên với cuộc sống con người trong tương lai, cộng đồng thế giới cần phải đưa ra một chuẩn mực sống và những ứng xử phù hợp với môi trường sinh thái. Cùng với các nhà khoa học công nghệ, các nhà thiết kế đã và đang nỗ lực chuyển tải ý tưởng từ thiên nhiên vào những sản phẩm thiết kế ứng dụng của mình.