• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

Tiếp nhận tác phẩm nhiếp ảnh từ nền tảng văn hóa

Đứng trước một tác phẩm nhiếp ảnh, người ta thường tự đặt cho mình câu hỏi: “Bức ảnh nói về cái gì?”; nhưng để khám phá chiều sâu của bức ảnh thì cần thêm câu hỏi: “Làm thế nào để có thể hiểu được một cách sâu sắc về một bức ảnh?”. Câu hỏi thứ nhất hướng tới nội dung của bức ảnh (khoảnh khắc nào đó của sự vật, hiện tượng, con người, hay cuộc sống... được nhiếp ảnh gia ghi lại). Câu hỏi thứ hai đề cập đến 2 đối tượng: một là bản thân tác phẩm nhiếp ảnh chứa đựng nhiều lớp nghĩa, thông tin; hai là người tiếp nhận cần có nền tảng kiến thức nhất định để có thể hiểu sâu được tác phẩm. Trong bài viết này, chúng tôi muốn hướng tới một nền tảng vừa có tính định hướng, vừa như một công cụ hữu hiệu trên hành trình khám phá chiều sâu của tác phẩm nhiếp ảnh, đó là nền tảng văn hóa.

Pho tượng ở đền Bạch Mã, Hà Nội

Đền Bạch Mã, xưa thuộc địa phận phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên, nay thuộc khu vực phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trong đền hiện còn pho tượng thờ bằng gỗ, được đặt ở chính giữa hậu cung. Pho tượng này gắn liền với một số giả thuyết trái ngược nhau trong nhiều nguồn sử liệu. Thông qua các khảo cứu, phân tích ban đầu về lai lịch và nghệ thuật tạo hình bức tượng, bài viết này mong góp một minh giải.

Sức sống của con tem

Xuất phát từ chức năng là phương tiện thanh toán cước phí, phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin và giao lưu tình cảm của con người, từ rất lâu đời, đã có hoạt động tem Bưu chính. Tem cũng như tiền, luôn mang trên mình hình ảnh của mỗi quốc gia với những đặc trưng văn hóa và bản sắc đậm nét. Tem thư còn là một tác phẩm nghệ thuật thu nhỏ, một tấm bưu thiếp để quảng bá hình ảnh đất nước và con người của mỗi quốc gia.

Gallery và thị trường tranh ở Việt Nam

Đầu TK XX, ở Việt Nam, thị trường tác phẩm mỹ thuật sơ khởi xuất hiện ngay sau thị trường sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Khi đó, một số tác phẩm mỹ thuật được trưng bày trong những gian hàng liền kề với sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các trường dạy nghề mỹ nghệ và mỹ thuật, ở Biên Hòa, Gia Định, Hà Nội, trong các cuộc đấu xảo do chính quyền thuộc địa tổ chức trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, phải tới những năm cuối TK XX, từ gallery/ phòng tranh, chỉ nơi bày bán các sáng tác mỹ thuật, chính thức xuất hiện trên các bảng hiệu và trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam.

Tiếp cận màu sắc trong tranh con giáp của Nguyễn Tư Nghiêm từ góc độ ký hiệu học

Từ quan điểm của ký hiệu học, tác phẩm nghệ thuật được xem như một hệ thống được xây dựng bởi vô vàn những ký hiệu, dựa trên đặc điểm, nguyên lý sáng tác riêng của từng loại hình. Ở thể loại hội họa, ký hiệu trong một bức tranh thường tồn tại ở dạng đường nét, màu sắc, không gian, các mảng hình đậm, nhạt, chất liệu, cách thức trưng bày hoặc những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng được đan cài một cách có chủ đích... Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, góp phần tạo nên chiều sâu nội dung cho tác phẩm, kích thích liên tưởng nơi người xem.

Tạo lập văn hóa xem tranh trong cộng đồng

Xem tranh và nhu cầu thưởng thức tác phẩm mỹ thuật ở bảo tàng, gallery... không chỉ là món ăn tinh thần, giải trí hiệu quả mà còn là tìm kiếm những cơ hội học tập, khám phá hoặc trải nghiệm những điều bổ ích và thú vị. Hoạt động xem tranh có thể được coi là kết quả của một chuỗi hoạt động của nhiều chủ thể và khách thể khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết, tôi xin được luận bàn đôi điều về văn hóa xem tranh nhìn từ giác độ nhu cầu thưởng thức tác phẩm mỹ thuật, một yếu tố quan trọng trong việc góp phần xây dựng thị trường nghệ thuật này.

Vài nét phác họa hai thập kỷ của nghệ thuật đương đại Việt Nam

Được biết đến và xuất hiện ở Việt Nam từ nửa đầu những năm 1990, các hình thức nghệ thuật đương đại (1) ở Việt Nam đã từng bước phát triển trong cộng đồng nghệ sĩ cũng như nhận được sự quan tâm của ngày càng đông đảo công chúng. Nhìn lại hai thập kỷ tiến triển của nghệ thuật đương đại ở Việt Nam là dịp để nhận diện rõ nét hơn nhiệt huyết sáng tạo của nghệ sĩ trong nước dành để cống hiến cho công chúng, xã hội, cũng như mong ước của họ về một sự đồng hành mạnh mẽ hơn từ phía các cơ quan quản lý và sự hỗ trợ cho văn hóa nghệ thuật của toàn xã hội, nhằm thúc đẩy một sự phát triển sáng tạo, tiến bộ, tương ứng với vị thế mới của đất nước trên trường quốc tế trong thời kỳ hội nhập thực sự sâu rộng hiện nay.

Những biến đổi trong ngôn ngữ hội họa Việt Nam giai đoạn 1925-1945

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời là một cánh cửa mở ra một chân trời mới, hướng đến một kiến thức mới về thẩm mỹ và việc sáng tạo hội họa. Sự kiện này đặt họa sĩ và công chúng trước một nếp suy nghĩ và tiếp cận mới với cuộc sống đương thời. Trong sự trao đổi văn hóa này có cả việc chấp nhận cũng như chắt lọc tinh hoa nghệ thuật hội họa được coi là giá trị của toàn nhân loại, như các trường phái cổ điển, lãng mạn, hiện thực… cũng như ấn tượng đang là một trào lưu mạnh mẽ ở nước Pháp. Từ cuộc gặp gỡ và đối thoại ấy, các họa sĩ Việt Nam đã sớm nắm bắt được nguyên lý và thủ pháp tạo hình trong hội họa hiện đại, khẳng định tên tuổi của mình ra thế giới bằng những tác phẩm trên nhiều chất liệu tạo hình (đặc biệt chất liệu lụa và sơn mài).

Sức mạnh của tranh cổ động phòng, chống dịch COVID-19

Tranh cổ động là một trong những phương tiện truyền thông thị giác cũng như phương tiện truyền thông nói chung, mang chức năng giao tiếp, giáo dục và liên kết xã hội… với ngôn ngữ biểu đạt đặc thù. Trong vòng 5 ngày (10 đến 15-3-2020), một số họa sĩ đã nhiệt tình tham gia sáng tác tranh cổ động phòng chống dịch COVID-19 khi Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) phát động chương trình. 14 trong số 103 bức gửi đến Ban tổ chức đã được lựa chọn để in và phát hành toàn quốc, truyền tải những thông điệp như sử dụng khẩu trang thường xuyên, rửa tay đúng cách, không tụ tập đông người để tránh nguy cơ lây nhiễm, ở nhà là an toàn,… nhắc nhở người dân thực hiện những biện pháp chống dịch COVID-19; đặc biệt là các khẩu hiệu tuyên truyền liêt kết cộng đồng cùng chống dịch COVID-19.

Họa sĩ Việt Nam trong thời kỳ Mỹ thuật Đông Dương

Hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945 là bước chuyển từ nền mỹ thuật dân gian sang nền mỹ thuật hiện đại có tính bác học, hàn lâm, là tiền đề cho nền hội họa Việt Nam hiện đại. Thế hệ các họa sĩ giai đoạn này, như Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Trần Bình Lộc, Nguyễn Đỗ Cung, Lưu Văn Sìn, Trần Văn Cẩn, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Lê Văn Đệ… xứng đáng là những bậc thày, như tấm gương chiếu rọi cho các thế hệ họa sĩ kế tiếp, cho chúng ta những bài học về sự sáng tạo và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Đề tài chiến tranh trong nghệ thuật tạo hình của Lê Bá Đảng

Phong cách nghệ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng (1) đã là một hiện tượng tiêu biểu, được đón nhận và tôn vinh ở phương Tây trong những năm cuối của TK XX. Các tác phẩm vẽ về chủ đề chiến tranh của ông không chỉ khẳng định phong cách sáng tác của ông mà điều quan trọng là thể hiện tấm lòng của một người con xa quê luôn hướng về đất mẹ. Hình ảnh cuộc chiến tại Việt Nam được đề cập trong bài viết được lấy từ tư liệu cụ thể qua một số tác phẩm nghệ thuật của ông hiện đang lưu giữ tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.