• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

Đặc trưng chất liệu trong hội họa

Hội họa là một trong các thể loại nghệ thuật tạo hình được gia công bởi các chất liệu đặc trưng như sơn dầu, sơn mài, màu nước, acrylic, pastel, mực, chất liệu tổng hợp… Việc gia công chất liệu đó được gắn với quá trình sáng tác và các kỹ thuật tạo hình. Hơn thế, ở các chất liệu nghệ thuật hội họa luôn có sự khác biệt bởi tính chất kỹ thuật tạo hình và cho ra những hiệu quả chất cảm khác nhau; tuy nhiên, các chất liệu đó cũng đồng thời có sự thống nhất giữa chức năng, kỹ thuật và vật liệu thể hiện rõ rệt trên mỗi tác phẩm.

Yếu tố trang trí trong tranh sơn khắc Việt Nam

Nghệ thuật trang trí ra đời từ rất sớm, là nhu cầu thiết yếu của loài người. Qua mỗi thời kỳ, trang trí được nâng cao theo trình độ khoa học, quan niệm thẩm mỹ và phục vụ trực tiếp cho con người. Nghệ thuật trang trí kiến tạo nên một thế giới đầy cảm xúc, gắn bó chặt chẽ với đời sống, bắt đầu từ những đồ gia dụng thường nhật tới đồ thờ cúng, từ dân giã đến cung đình, từ thô sơ đến chau chuốt, cho đến các tác phẩm hội họa biểu hiện trên không gian phẳng hay không gian đa chiều.

“Chất” truyền thống trong thiết kế áo dài Việt Nam hiện đại

Khoa học công nghệ ngày một phát triển và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó, không thể không nói đến sự ảnh hưởng đối với các lĩnh vực nghệ thuật như hội họa hay thiết kế thời trang. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, mang lại sự thay đổi toàn diện về các khái niệm truyền thống hay những đổi mới trong việc tạo ra chất liệu mới như xuất hiện thời trang kỹ thuật số, thiết kế thời trang ảo 3D hay AI, trang phục làm từ chất dẻo phun, không qua quá trình dệt may... thì còn có những hạn chế. Đó là sự chiếm dụng văn hóa chưa bao giờ dễ dàng như vậy. Do đó, để bảo vệ và nâng tầm giá trị bản sắc văn hóa Việt Nam, cần có những công tác nghiên cứu và ứng dụng, phát triển văn hóa nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Đây cũng là xu hướng mà Liên hợp quốc và các nhà thiết kế (NTK) thời trang hành đầu đang hướng tới.

Những bước đi từ truyền thống đến hiện đại trong nghệ thuật sơn mài ứng dụng của các họa sĩ Hà Nội

Sơn mài được hình thành từ chất nhựa trên cây sơn để đi vào nghệ thuật trang trí từ sau TK XX và làm ra các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng. Đặc trưng kế thừa của nghệ thuật sơn mài ứng dụng là dòng chảy từ truyền thống không đứt đoạn, chỉ chuyển khái niệm từ mỹ nghệ sang mỹ thuật và mỹ thuật ứng dụng. Hơn 80 năm phát triển, cho đến nay, nghệ thuật sơn mài đã có ba lần thay đổi. Đó là các giai đoạn thay đổi từ nghệ thuật sơn truyền thống đến chất liệu sơn mài đi vào hội họa và phát triển các ứng dụng đời sống với các sản phẩm sơn mài rồi hòa trộn các sản phẩm truyền thống với thế hệ số và công nghệ mới.

Vẻ đẹp của chất liệu gắn trong sơn mài Việt Nam

Nghệ thuật sơn mài Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ hình thành và phát triển, từ nghệ thuật sơn trang trí truyền thống, phục vụ đắc lực cho tôn giáo, tín ngưỡng và một phần đời sống thời xưa tới những tác phẩm hội họa, sản phẩm gia dụng sơn mài ngày nay phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ cái đẹp của con người hiện đại. Chất liệu và đặc biệt là chất liệu gắn trong sơn mài ngày càng được yêu thích, duy trì, tìm tòi, khám phá nhằm tăng thêm hiệu ứng, tính hấp dẫn cũng như khai thác tính mới lạ, độc đáo cho nghệ thuật sơn mài Việt Nam, đưa sơn mài trở thành di sản của dân tộc với một ngôn ngữ và hình thái rất đặc biệt

Nghệ thuật tạo hình tượng thú gốm trang trí tiểu cảnh trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại

Nghệ thuật gốm trang trí là một phần quan trọng của văn hóa và nghệ thuật ở Bình Dương, đặc biệt là trong việc tạo ra các sản phẩm trang trí tiểu cảnh thú vị và ấn tượng. Từ những bản sắc truyền thống đến sự đổi mới hiện đại, nghệ thuật tạo hình trên gốm trang trí tiểu cảnh đã trải qua một cuộc hình thành và phát triển đầy sáng tạo, phản ánh tâm hồn và sự đa dạng của người nghệ nhân. Loại hình nghệ thuật này còn được đánh giá cao từ cộng đồng nghệ thuật và người yêu gốm trang trí trên khắp cả nước. Bài viết đi sâu nghiên cứu quá trình sáng tạo để thấy được sự hấp dẫn bởi những xu hướng phát triển độc đáo từ văn hóa truyền thống và hành trình biến đổi đầy màu sắc và đa chiều của nghệ thuật gốm trang trí tiểu cảnh ở Bình Dương hiện nay.

Mối quan hệ giữa nghệ thuật tranh tường và không gian nội thất

Vẽ tranh tường nội thất ngày nay đã trở thành xu hướng phát triển ở khắp mọi nơi. Nghệ thuật thiết kế tranh tường có khả năng biến những bức tường khô cứng trở thành các tác phẩm có cảm xúc và đối thoại với con người. Trong sự phát triển liên tục của kinh tế và xã hội hiện đại, nhu cầu được sống trong các không gian đẹp của con người ngày càng được nâng cao. Bởi vậy, nghệ thuật thiết kế càng có nhiều mẫu mã đa dạng, tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa không gian nội thất với không gian môi trường, biến đổi không gian kiến trúc thành một nơi thân thiện và gần gũi với những người sống trong đó. Theo mối quan hệ qua lại giữa không gian nội thất với môi trường và nghệ thuật tranh tường với con người, nghiên cứu chủ yếu phân tích giá trị ứng dụng của nghệ thuật thiết kế tranh tường đối với không gian nội thất có con người.

Vai trò của đồ họa kỹ thuật số trong sáng tạo hình ảnh thiết kế

Sự ra đời của đồ họa vi tính là cuộc cách mạng trong giao tiếp giữa người dùng và máy tính. Với lượng thông tin trực quan, đa dạng và phong phú được truyền tải qua hình ảnh, các ứng dụng đồ họa máy tính đã lôi cuốn nhiều người nhờ tính thân thiện, dễ sử dụng, kích thích khả năng sáng tạo của con người và làm tăng đáng kể hiệu suất làm việc. Ngày nay, đồ họa vi tính được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh doanh, quản lý... và lĩnh vực nghệ thuật cũng có sự phát triển không ngừng của các phần mềm cùng nhiều ứng dụng đồ họa đa dạng, phong phú. Bài viết bước đầu chỉ ra vai trò của kỹ thuật số trong sáng tạo hình ảnh đồ họa, từ các thủ pháp xây dựng hình ảnh đồ họa kỹ thuật số, khẳng định đó là một công cụ đắc lực giúp nhà thiết kế sáng tạo ra những hình ảnh tác động đến cảm xúc của người xem.

Triển lãm Mỹ thuật khu vực II các tỉnh đồng bằng sông Hồng - một chặng đường nhìn lại

Cuối tháng 8-2023, Triển lãm Mỹ thuật khu vực II - các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Triển lãm) được tổ chức tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, đánh dấu lần thứ 28 tại Bảo tàng Hưng Yên. Triển lãm đã giới thiệu hàng ngàn tác phẩm đến công chúng yêu nghệ thuật cả nước. Qua Triển lãm, một số tác giả đã khẳng định được vị thế cũng như phong cách sáng tác và con đường nghệ thuật của riêng mình. Những họa sĩ trẻ có cơ hội được công bố những sáng tác mới nhất, đẹp nhất và giao lưu, kết nối học hỏi kinh nghiệm sáng tác giữa các họa sĩ và các nhà điêu khắc. Gần 30 năm một chặng đường không quá ngắn, cũng không quá dài, nhưng cũng đủ để khẳng định con đường của Triển lãm đang đi, một con đường sáng cho các nghệ sĩ cùng bước tiếp, nhìn lại quá trình Triển lãm đã diễn ra và hướng đến những kỳ triển lãm tới.