• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

Nhận diện hội họa sơn mài Thành phố Hồ Chí Minh từ 1986 đến nay

Hội họa sơn mài tại TP.HCM trong giai đoạn từ 1986 đến nay cần xác định nội dung, hình thức tạo hình nghệ thuật, chất liệu và hình thức thể hiện để nhận diện đặc điểm và nét độc đáo trong sáng tác của các họa sĩ qua những chặng đường phát triển của Sài Gòn - Gia Định xưa và TP.HCM ngày nay. Thông qua những thời điểm lịch sử và công cuộc đổi mới của đất nước, họa sĩ có điều kiện tiếp xúc với nhiều hình thức sáng tác nghệ thuật trong nước và trên thế giới để từ đó định hình được phong cách sáng tác, tạo nên bức tranh toàn cảnh đầy màu sắc cho nền hội họa sơn mài TP.HCM.

Đặc trưng phong cách nghệ thuật trang trí trên kiến trúc hiện đại tại Sài Gòn, giai đoạn 1954-1975 (Trường hợp Dinh Độc lập và Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)

Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc hiện đại tại Sài Gòn giai đoạn 1954-1975 đã được lưu giữ trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại đất Sài Gòn, như Dinh Độc lập và Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM. Những biểu hiện đặc trưng của nghệ thuật trang trí trên kiến trúc đó có tính truyền thống rõ nét. Bởi một hệ thống hoa văn họa tiết độc đáo như nhóm môtíp trang trí hoa văn hình học, nhóm hoa văn chiết tự và nhóm môtíp trang trí lam (Brise-soleil) trên mặt đứng của kiến trúc.

Giải pháp áp dụng yếu tố trang trí chạm khắc đình làng Đình So vào thiết kế túi xách thời trang

Hình ảnh chạm khắc nghệ thuật dân gian truyền thống ngày càng trở nên mạnh mẽ trong việc ghi dấu ấn trên các tác phẩm thiết kế ứng dụng của Việt Nam đương đại; trong đó, nghệ thuật chạm khắc trang trí trên kiến trúc đình làng Việt (TK XVIII-XIX), như “đình làng Đình So” (Đình So) là một trong những nguồn tư liệu quý giá tiêu biểu được ứng dụng vào nghệ thuật thiết kế trang trí túi xách thời trang hiện nay; đồng thời, là điều cần thiết trong việc bảo tồn và phát triển vốn nghệ thuật dân gian truyền thống.

Phạm Hậu - Người đặt nền móng cho nghệ thuật sơn mài đầu tiên của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Trong số các nghệ sĩ sáng tác sơn mài Việt Nam từ năm 1930 đến nay, Phạm Hậu, người đã đặt nền móng cho nghệ thuật sơn mài ứng dụng Việt Nam và cũng là nhà giáo, nhà nghiên cứu có công xây dựng, đào tạo các thế hệ học trò của Trường Mỹ nghệ Việt Nam trong nhiều thập niên qua và hiện nay là Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Trường, bài viết nghiên cứu về giá trị nghệ thuật sơn mài trang trí thông qua các sản phẩm nghệ thuật sơn mài ứng dụng tiêu biểu của họa sĩ Phạm Hậu là bắt đầu cho sự phát triển mỹ thuật ứng dụng trong dòng chảy mỹ thuật Việt Nam.

Vận dụng nguyên lý cơ bản của Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 trong sáng tác, xây dựng nghệ thuật công cộng

Văn hóa là nền tảng, là động lực, là yếu tố tạo nên sự thành công trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang trên đà phát triển kinh tế, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, việc vận dụng, phát huy những nguyên lý của Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 trong sáng tạo, xây dựng nghệ thuật công cộng trong xã hội hiện nay, sẽ góp phần xây dựng nền văn hóa, nghệ thuật phong phú, đa dạng, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua một số tác phẩm hội họa trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc ta, chủ yếu là lịch sử của kháng chiến, chiến tranh chống giặc ngoại xâm để giành lại nền độc lập tự do dân chủ cho nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã làm nên bản anh hùng ca bất diệt, ngàn năm sáng chói oanh liệt. Đặc biệt, giai đoạn từ 1945-1975, trong thời kỳ kháng chiến đầy gian khổ, nhân dân Việt Nam đã đánh thắng hai đế quốc lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong đó có sự góp sức không nhỏ của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới họa sĩ nói riêng. Họ đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

Tính thiêng trong không gian điện thờ Mẫu Liễu Hạnh từ góc nhìn mỹ thuật

Trong một công trình kiến trúc, yếu tố công năng và thẩm mỹ luôn song hành, có quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy, tìm hiểu các yếu tố ngôn ngữ tạo hình, các quy luật bài trí, tổ chức không gian và sự ảnh hưởng tới các yếu tố ấy dưới góc độ công năng và thẩm mỹ trong không gian điện thờ Mẫu Liễu Hạnh là hết sức cần thiết. Những yếu tố đó có vai trò quan trọng trong quá trình tạo nên một tổng thể không gian thiêng của điện thờ.

Pháp lam Huế và sự hồi sinh mạnh mẽ

Gần 150 năm (1802-1945) với 13 đời vua ngự trị trên vùng đất Cố đô Huế, triều Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử quân chủ chuyên chế của Việt Nam, đã để lại một kho tàng di sản văn hóa cho nơi đây như: lăng tẩm, đền đài, thành quách, miếu mạo, thơ văn, nhạc họa… Trong số đó, không thể không kể đến nghệ thuật pháp lam - một loại hình trang trí, đồng thời, là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo từng một thời hưng thịnh, nay đã thất truyền về kỹ thuật chế tác, không còn dấu tích các lò xưởng và đang được nhiều nhà nghiên cứu, bảo tồn quan tâm phục hồi.