• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

Giá trị nghệ thuật tranh gương cung đình Huế

Nói đến Huế là nói đến không gian văn hóa được kết tinh qua thời gian hàng trăm năm. Huế không chỉ đẹp bởi phong cảnh thiên nhiên non nước hữu tình, là vùng đất của thơ, ca, nhạc, họa mà còn nổi tiếng bởi một quần thể di tích lăng tẩm, đền đài hình thành từ các triều đại vua chúa triều Nguyễn, một kiến trúc cung đình hoàn chỉnh, được thế giới công nhận là di sản văn hóa nhân loại. Trong đó, tranh gương cung đình Huế là một loại hình nghệ thuật khá đặc sắc và độc đáo, vừa có tính vật thể, vừa mang tính phi vật thể, được bảo tồn và lưu giữ giá trị cho đến ngày nay.

Yếu tố dân gian trong nghệ thuật trang trí lăng Thiệu Trị

Lăng Thiệu Trị là một trong những công trình hàm chứa nhiều giá trị nghệ thuật tạo hình đặc sắc có ảnh hưởng từ yếu tố văn hóa dân gian. Những giá trị của nghệ thuật trang trí dân gian ở lăng Thiệu Trị không chỉ được thể hiện ở bố cục, đề tài, chất liệu, màu sắc, kỹ thuật... mà còn ở cả tinh thần của cuộc sống; tất cả được đưa vào kiến trúc một cách sinh động. Đây dường như là thông điệp mà thế hệ nghệ nhân ở một thời kỳ lịch sử đã để lại cho hậu thế theo một con đường riêng, một phong cách của nghệ thuật thời Nguyễn.

Màu sắc trong thiết kế nội thất

Khi nói về màu sắc trong thiết kế nội thất người ta hay nghĩ đến tính trang trí, tô điểm và làm đẹp không gian sống, tức là nói đến giá trị thẩm mỹ của chúng. Nhưng để nhìn toàn diện hơn về màu sắc trong thiết kế, chúng ta cần tham chiếu ở nhiều góc độ như: lý thuyết về màu sắc, tâm lý học, sức khỏe, phong thủy và nghệ thuật. Thoạt nhìn, chúng có vẻ không liên quan đến nhau, nhưng việc dùng màu trong thiết kế nội thất lại gắn bó với nhau rất chặt chẽ.

Sự gắn kết giữa kiến trúc và trang trí cổ điển kiểu Tây phương với truyền thống Á Đông ở ngôi nhà mộ học giả Trương Vĩnh Ký

Người Pháp khởi đầu việc xâm chiếm vùng Nam Kỳ của Việt Nam kể từ năm 1859. Song song với việc dần đặt ra bộ máy hành chính quản trị cho vùng nhượng địa là việc hình thành và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các hoạt động kinh tế xã hội, văn hóa. Kiến trúc và quy hoạch kiểu Pháp đã tạo ra những bộ mặt đô thị mới, nhưng truyền thống Á Đông vốn dĩ vẫn luôn bền bỉ. Minh họa cho sự gắn kết giữa kiểu tthức Á Đông và Tây phương trong trang trí mỹ thuật vùng Đông Nam Bộ đầu TK XX bằng việc phân tích mô hình kiến trúc một ngôi nhà mộ tuy nhỏ nhưng liên hệ tới nhân cách lớn: học giả Trương Vĩnh Ký (1837-1898), chúng tôi hy vọng sẽ góp phần nhận định về giá trị lịch sử - văn hóa nghệ thuật của công trình này cũng như qua đó nêu vài giả thuyết xác tín hơn khi đánh giá về hành trạng của danh nhân.

Tranh in độc bản và đào tạo thiết kế đồ họa

Từ những năm đầu TK XXI đến nay, nghệ thuật tranh in độc bản ở Việt Nam đã có những thay đổi, đa dạng, phong phú hơn ở nhiều khía cạnh: phạm vi đề tài, kích thước, chất liệu, kỹ thuật... góp phần vào sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam. Việc ứng dụng kỹ thuật và nghệ thuật tranh in độc bản vào giảng dạy trong ngành Thiết kế đồ họa (Graphic Design) như một minh chứng cho việc cập nhật nhận thức nghệ thuật mới, cùng những thay đổi trong công tác đào tạo và sáng tác nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.

Không gian trong bộ tranh Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ

Katsushika Hokusai (1760-1849) là một trong những họa sĩ tiêu biểu của Nhật Bản đặc biệt thành công ở thể loại tranh khắc gỗ. Với cái nhìn khác biệt cùng cách thể hiện tinh tế về cảnh đẹp của Nhật Bản trong tranh phong cảnh, Katsushika Hokusai đã tạo dựng cho bộ tranh Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ một đời sống và giá trị thẩm mỹ riêng qua cách thể hiện không gian vô cùng đặc biệt.

Những bức chạm chèo thuyền trên kiến trúc đình làng thế kỷ XVI-XVIII

Xưa kia, đình làng ở mỗi làng quê Việt Nam không chỉ là một công trình kiến trúc đồ sộ về kết cấu, đặc sắc về chạm khắc mà còn là ngôi nhà cộng đồng, nơi diễn ra các sự kiện của làng. TK XVI, XVII, XVIII là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của đình làng Việt Nam, ẩn chứa nhiều dấu ấn giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật. Những bức chạm hoạt cảnh chèo thuyền xuất hiện trên kiến trúc đình làng thuộc giai đoạn này là một trong những chủ đề tiêu biểu phản ánh bản sắc văn hóa của người Việt.

Tượng người ở Lăng mộ Quận công, quan tướng thế kỷ XVII-XVIII: Nhận định ban đầu về nghệ thuật tạo hình

Lịch sử mỹ thuật cổ Việt Nam ghi nhận, từ thời Trần đã hình thành kiến trúc lăng mộ qua hệ thống lăng mộ các vua Trần ở An Sinh, Đông Triều (Quảng Ninh). Đến thời Lê sơ, tại lăng mộ các vua Lê ở Lam Kinh (Thanh Hóa), bước đầu hình thành xu hướng tạo tượng mộc mạc, giản đơn bởi các diện khối bẹt và trên đó thường không có nhiều dấu ấn trang trí. Đến TK XIX, ở những lăng mộ các vua, chúa thời Nguyễn ở Huế, hệ thống tượng lăng mộ bằng đá được đánh giá đã đạt tới trình độ kỹ thuật và tay nghề tạo tượng cao bởi bố cục tượng không còn khép chặt khối hình cơ bản, như tượng lăng mộ ở những thế kỷ trước, mà chiếm lĩnh không gian bên ngoài, tạo nên cho hệ thống tượng lăng mộ có bố cục hình dáng sinh động, đặc biệt là mật độ trang trí với nhiều họa tiết, hoa văn, môtip trang trí mang tính thiêng. Nhưng trước TK XIX, nghệ thuật tượng lăng mộ Quận công, quan tướng ở đồng bằng Bắc Bộ trong TK XVII - XVIII có diện mạo đặc thù. Đây được cho là thời kỳ mà nghệ thuật tạo tượng có kế thừa nghệ thuật tượng lăng mộ giai đoạn trước và là nhân tố quan trọng tạo nên tính quy chuẩn tượng lăng mộ ở giai đoạn sau.

Tranh in thạch bản và sự ra đời của áp - phích thế kỷ XIX

Kỹ thuật in thạch bản, ra đời cuối TK XVIII, được coi là phương tiện phát minh đồ họa hiệu quả cho nhiều nghệ sĩ vĩ đại nhất ở giai đoạn này. Trên con đường hoàn thiện kỹ thuật, in thạch bản không chỉ đảm nhiệm chức năng lưu giữ, thưởng ngoạn, mà còn kích thích thị hiếu người tiêu dùng, mở rộng những chức năng khác của nghệ thuật nhờ sự ra đời của loại hình áp phích (affiche/ poster) trước khi bước sang TK XX sôi động. Phần lớn các họa sĩ tiên phong của nghệ thuật hiện đại đều sử dụng in thạch bản để sáng tác và lưu giữ dấu ấn sáng tạo cá nhân.

Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn xưa

Diện mạo của “Hòn ngọc viễn Đông” Sài Gòn xưa mang những nét đặc trưng riêng, một phần quan trọng nhờ vào nghệ thuật trang trí công trình kiến trúc là kết tinh của văn hóa phương Tây pha hòa trong văn hóa và thẩm mỹ phương Đông, hay còn được gọi là phong cách Đông Dương. Những nét hoa mỹ đó từng bước khẳng định giá trị nghệ thuật kiến trúc thời kỳ thuộc Pháp, đã và đang trở thành trào lưu trong kiến trúc thành phố hiện nay với tên gọi TP.HCM.