• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

Hình tượng Tổ quốc trong một số tác phẩm hội họa của Lê Bá Đảng

Cố họa sĩ Việt kiều tại Pháp Lê Bá Đảng (1921-2015), đã đạt được danh tiếng thế giới với phong cách nghệ thuật đặc biệt. Ông không chỉ vẽ mà còn sáng tác đồ họa, điêu khắc, kiến tạo các không gian nghệ thuật lớn, thiết kế trang sức… từ nhiều chất liệu khác nhau, trong đó có chất liệu giấy bồi do ông tự tạo. Nghệ thuật của ông được đón nhận và tôn vinh ở nhiều nước trên thế giới trong nửa sau của TK XX (1).

Giải mã giá trị văn hóa trong tranh thờ của người Dao ở Yên Bái

Nghệ thuật tạo hình là dùng ngôn ngữ bố cục, đường nét, hình khối, màu sắc... để tạo ra tác phẩm nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu về cái đẹp trong đời sống tinh thần, tình cảm của con người. Thông qua nghệ thuật tạo hình, con người được thưởng thức, chiêm nghiệm, đối chiếu bằng tác phẩm để cảm nhận các vấn đề của cuộc sống một cách sâu sắc hơn, từ đó mong muốn tạo ra những giá trị mới. Nghệ thuật tạo hình dân gian là một dòng chảy mang trong mình những giá trị được kết tinh qua nhiều thế hệ, mang tính ổn định của dân tộc, tính vận động của phát triển xã hội; mang những giá trị truyền thống, đồng thời tiếp thu những giá trị mới; vừa là kết quả của quá trình tích lũy và kế thừa, vừa là kết quả của sự tìm tòi khám phá phát hiện và sáng tạo.

Quy trình mô phỏng thiên nhiên trong thiết kế tạo dáng sản phẩm mang tính dự báo

Mô phỏng thiên nhiên đã trở thành xu hướng thiết kế quan trọng đối với các họa sĩ, kiến trúc sư, nhà điêu khắc và nhà thiết kế mỹ thuật công nghiệp. Riêng trong lĩnh vực thiết kế tạo dáng, xu hướng này có những đặc thù về chuyên môn, thể hiện ở lĩnh vực hoạt động của chuyên ngành tạo dáng sản phầm. Họa sĩ thiết kế tạo dáng không đi sâu nghiên cứu các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Nhiệm vụ của họ là tìm cách tiếp cận và vận dụng các thành tựu từ nghiên cứu thiên nhiên của các khoa học liên ngành, mô phỏng các ưu điểm rút ra từ thiên nhiên để tạo nên sản phẩm thiết kế ưu việt.

Sự vận động của bản chất xã hội trong nghệ thuật

Trong Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 376, tháng 10-2015, chúng tôi đã trình bày nghiên cứu về tính quy luật ra đời của nghệ thuật từ trong lịch sử các quan hệ thẩm mỹ. Nghệ thuật xuất hiện với tư cách là sự sáng tạo cá nhân của một tập thể. Cái cá nhân và cái cá tính là nguồn cội của loại trò chơi nghệ thuật. Cái cá nhân và cái cá tính ấy vận động trong lịch sử phát triển của nghệ thuật như thế nào để thành bản chất xã hội của nghệ thuật. Và bản chất xã hội ấy lại gắn với cái cá nhân trong toàn bộ sự biểu hiện các cương vị xã hội của nghệ thuật như thế nào. Đó là một diễn tiến vô cùng phức tạp.

Hội họa Việt Nam đương đại, diễn trình hội nhập và phát triển

Hội họa Việt Nam đã có một giai đoạn được coi là bùng nổ và phát triển mạnh mẽ tại thời điểm đất nước mở cửa, hội nhấp quốc tế. Từ đây, xuất hiện một lớp nghệ sĩ độc lập, sống bằng lao động nghệ thuật chuyên nghiệp. Các họa sĩ được tự do thể hiện thái độ và tinh thần cá nhân trong sáng tác của mình, dẫn đến một khái niệm và sự cảm nhận dòng mỹ thuật đương đại Việt Nam. Tuy còn có những ý kiến trái chiều nhưng tất cả đều dẫn đến một sự thừa nhận có chuyển biến về quan niệm, nội dung, ngôn ngữ, hình thức, chất liệu trong tác phẩm hội họa Việt Nam.

Sơn mài trong mỹ thuật ứng dụng

Bên cạnh sự có mặt của các sản phẩm sơn mài mỹ nghệ truyền thống và các sản phẩm xuất khẩu tại các làng nghề, còn có các sản phẩm sơn mài của nhiều thế hệ họa sĩ sáng tác phục vụ đời sống, mang tính chuyên nghiệp, gọi là sơn mài mỹ thuật ứng dụng. Đó là những thế hệ họa sĩ đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam) như Lê Phổ, Phạm Hậu, Lê Quốc Lộc, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Tư Nghiêm… Cùng với các bậc tiền bối, những thế hệ họa sĩ được đào tạo tại Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội (ĐHMTCN) tiếp tục phát triển sản phẩm chất liệu sơn mài mang tính nghệ thuật cao, tạo nên một dòng sản phẩm có đặc điểm riêng, vừa mang yếu tố tạo hình, màu sắc trang trí, mang tính dân tộc vừa thể hiện vẻ đẹp riêng biệt.

Thang Trần Phềnh (1895-1973), một góp ý về tư liệu nghiên cứu tác giả mỹ thuật

LTS: Trong hai tháng 8 và 9-2018, một chuỗi hoạt động giới thiệu cuốn sách Thang Trần Phềnh (1895 - 1973) (1), được thực hiện ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, công bố nhiều tư liệu nghiên cứu có giá trị về cuộc đời, sự nghiệp mỹ thuật của họa sĩ Thang Trần Phềnh, một trong số ít ỏi những họa sĩ ở buổi đầu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Điều đáng kể, nơi hiếm hoi lưu trữ tác phẩm và một số văn bản tài liệu quan trọng về họa sĩ Thang Trần Phềnh lại chính là Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật nhận được bài viết xác thực lại một số thông tin trong cuốn sách, căn cứ vào nguồn tài liệu từ bảo tàng. Với tiêu chí tôn trọng các trao đổi mang tính chất khoa học trong nghiên cứu, chúng tôi đăng tải bài viết này và hy vọng tiếp tục nhận được những trao đổi khác của tác giả cuốn sách và bạn đọc quan tâm.

Hình tượng yak trong mỹ thuật Phật giáo Theravada Thái Lan và Khơme Nam Bộ

Văn hóa Thái Lan và Khơme được kết hợp hài hòa bởi văn hóa truyền thống, văn hóa Bà la môn giáo và Phật giáo Theravada. Đặc biệt, dấu ấn của Bà la môn giáo vẫn còn được thể hiện khá đậm nét trong nghệ thuật tạo hình ở chùa, nghệ thuật diễn xướng trên sân khấu. Một trong số các hình tượng của văn hóa Bà la môn giáo trong đời sống của cư dân Thái và Khơme là hình tượng Yak (1). Hình tượng này xuất hiện với chức năng như vị Hộ pháp bảo vệ người dân, bảo vệ chùa. Điều này cho thấy vai trò của Yak đã bị Phật giáo chi phối, bao trùm lên trên và Yak chỉ có ý nghĩa biểu trưng phục vụ cho điều thiện, điều lành.

Thủ pháp nghệ thuật trong trang trí pháp lam Huế thế kỷ XIX

Các tác phẩm trang trí bằng pháp lam thời Nguyễn ở Huế TK XIX cho chúng ta thấy những sự va đập về chất, về tính biểu hiện song không làm mất đi biểu cảm nghệ thuật của tác phẩm mà ngược lại, chúng tôn vinh lẫn nhau, đối lập trong một khả năng biểu hiện cái đẹp chung của nghệ thuật. Điều đó đã tạo nên một vẻ đẹp, một thủ pháp nghệ thuật độc đáo, nâng tầm giá trị về mặt thẩm mỹ cho các tác phẩm pháp lam, góp phần tích cực cho sức sáng tạo và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Những tác phẩm điêu khắc ngoài trời trong không gian đô thị

Nếu vào internet, gõ từ khóa trại sáng tác điêu khắc, sẽ có được hàng trăm kết quả khác nhau về trại sáng tác điêu khắc trong nước và điêu khắc quốc tế từng được được tổ chức tại Việt Nam. Nhưng sau các buổi khai mạc, bế mạc với những hứa hẹn đầy triển vọng của nhiều vị lãnh đạo, cùng bao tâm huyết, hăm hở, háo hức sáng tác, bao giọt mồ hôi vất vả của nghệ sĩ và công nhân thi công, không ít nhà điêu khắc đã từng phải ngậm ngùi nỗi buồn khi chứng kiến tác phẩm của mình nằm la liệt ngay nơi chúng được khai sinh, dần hư hỏng vì dãi nắng dầm mưa.

Sáng tác minh họa trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội những năm gần đây

Tạp chí Văn nghệ Quân đội  (1), ngay từ khi ra đời, năm 1957, đã sử dụng tranh minh họa như là mảnh ghép nghệ thuật hoàn hảo cho những sáng tác được lựa chọn giới thiệu. Đến nay, những minh họa trên tạp chí này vẫn có nội dung bám sát, bắt kịp thời đại, đặc biệt những tác phẩm dành riêng cho từng chuyên mục như bìa, mục thơ, truyện ngắn… Minh họa trên tạp chí Văn nghệ Quân đội từng bước được thay đổi về kỹ thuật và bút pháp thể hiện. Trong sự phát triển của đất nước, trên con đường toàn cầu hóa, công nghệ thông tin tác động tích cực đến quá trình sáng tác của các họa sĩ vẽ minh họa. Bài viết tập trung bàn về tính thời đại trong sáng tác minh họa trên tạp chí Văn nghệ Quân đội thông qua một số chuyên mục tiêu biểu.