• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

VẬT LIỆU THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG TRONG THIẾT KẾ BAO BÌ

Vật liệu thân thiện môi trường đang ngày càng được ưu chuộng trong các ngành nghề thiết kế, đặc biệt là trong chuyên ngành thiết kế bao bì sản phẩm. Việc sử dụng vật liệu thân thiện môi trường giúp giảm rác thải bao bì, tăng khả năng tái sử dụng của sản phẩm. Đây là một chiến lược kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội đầy hiệu quả của doanh nghiệp, thu hút sự quan tâm và hưởng ứng của người tiêu dùng.

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC ĐÌNH LÂU THƯỢNG

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đình làng là một trong những giá trị lịch sử của nghệ thuật tạo hình dân gian Việt Nam. Ở Phú Thọ, ước tính khoảng hơn 200 ngôi đình, trong đó có hơn 100 ngôi đình được xếp hạng di tích quốc gia. Một trong số những ngôi đình độc đáo về kiến trúc, điêu khắc là đình Lâu Thượng, thuộc địa phận xã Trưng Vương, thành Phố Việt Trì, Phú Thọ (Vĩnh Phú cũ). Đây là ngôi đình cổ vừa có giá trị về kiến trúc, vừa mang giá trị chạm khắc tiêu biểu cho TK XVII ở miền Bắc Việt Nam.

THIẾT KẾ BAO BÌ TRONG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

Tạo dựng một thương hiệu là cả một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể và sự đầu tư thích đáng của doanh nghiệp. Một trong những yếu tố then chốt góp phần truyền tải hình ảnh và đóng góp vào sự thành công của thương hiệu là thiết kế bao bì. Hình ảnh thương hiệu được truyền tải không chỉ đơn thuần là dấu hiệu phân biệt hàng hóa của doanh nghiệp này với hàng hóa của doanh nghiệp khác, mà cao hơn đó chính là cơ sở để khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường cũng như uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng (1).

QUÂN RỐI NƯỚC TRUYỀN THỐNG, MỘT HÌNH THÁI CỦA ĐỒ CHƠI DÂN GIAN

Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật của nhân loại, đồ chơi dân gian chiếm một vị trí đáng chú ý. Là một loại hình nghệ thuật độc đáo, đồ chơi dân gian ẩn chứa nhiều ý nghĩa, thể hiện những suy nghĩ, niềm tin, ước vọng của con người về một tương lai tươi đẹp. Đồ chơi dân gian của các dân tộc là những tư liệu phong phú về sự phát triển trí tuệ, biểu hiện nếp sống, phong tục, tập quán, lễ giáo của mỗi đất nước, vùng miền. Trong hệ thống đồ chơi dân gian, rối nước là một hình thái đặc biệt mang tính tổng hợp, đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu từ góc độ văn hóa dân tộc.

VỀ CÁCH SỬ DỤNG THUẬT NGỮ MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP, MỸ THUẬT ỨNG DỤNG VÀ DESIGN HIỆN NAY

Ở Việt Nam hiện nay, song song tồn tại ba thuật ngữ mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật ứng dụng và design để phản ánh một hoạt động có cùng nội dung, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu: đó là giải quyết mối quan hệ giữa mỹ thuật và công nghiệp có liên quan đến sản xuất hàng loạt mà từ lâu vẫn thường được gọi là mỹ thuật công nghiệp. Bài viết này bàn luận về những nội dung liên quan đến ba thuật ngữ nói trên, để đi đến thống nhất sử dụng một thuật ngữ chung nhất là design

MỘT TRẢI NGHIỆM CÙNG NGHỆ THUẬT VÀ NHÂN TÍNH

Sunshower (Vừa mưa, vừa nắng), Yokohama Triennale (Liên hoan nghệ thuật đương đại quốc tế Yokohama), Asia Corridor (Hành lang châu Á) là ba sự kiện nghệ thuật quốc tế lớn đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra ở các bảo tàng, trung tâm nghệ thuật uy tín hàng đầu Nhật Bản (1). Cùng thời điểm cuối tháng 9 đầu tháng 10 vừa qua, ở một số thành phố lớn ở Nhật Bản như Tokyo, Yokohama, cố đô Kyoto, còn diễn ra những sự kiện nghệ thuật có tính chất nội địa nhưng vẫn thu hút đông đảo công chúng địa phương đến tham quan. “Trăm nghe không bằng một thấy”, có cơ hội trải nghiệm các sự kiện nghệ thuật lớn nhỏ trong chuyến du ngoạn ngắn ngày ở đất nước này, người viết thực sự cảm nhận được mối liên hệ chặt chẽ giữa hành vi coi trọng văn hóa nghệ thuật với sự tiến hóa và hoàn thiện nhân tính của người Nhật Bản.

HÌNH KHỐI, MÀU SẮC TRONG ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ KIẾN TRÚC HOÀNG THÀNH HUẾ

Khi nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn, đặc biệt là nghệ thuật trang trí trong Hoàng thành Huế, phải đặt chúng trong một tổng thể, tương quan giữa các công trình kiến trúc với cảnh quan, môi trường thiên nhiên, không thể bỏ qua điều kiện địa lý, khí hậu của Huế. Hơn nữa, bản chất của nghệ thuật luôn là sự tìm tòi, sáng tạo không ngừng để tự làm mới mình trong các hình thức biểu đạt. Tuy nhiên, hình thức biểu hiện mới chưa hẳn đã được công chúng chào đón ngay khi mới xuất hiện, chính thời gian là người thẩm định nghiêm khắc nhất cho mọi trải nghiệm trong sáng tạo nghệ thuật. Ngoài ra, kỹ thuật chất liệu tạo hình luôn song hành cùng những tư duy, ý tưởng sáng tạo. Lịch sử mỹ thuật của nhân loại đã ghi nhận rất nhiều đột phá trong ngôn ngữ tạo hình nhờ sự xuất hiện của những kỹ thuật, chất liệu mới. Mỹ thuật thời Nguyễn cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó.

MỘT CÁCH TIẾP CẬN NỘI DUNG BỨC TRANH ĐÁNH GHEN

Tranh dân gian Đông Hồ được biết đến với tư cách là một trong số ít những dòng tranh dân gian đặc sắc nhất Việt Nam. Dòng tranh này ra đời vào khoảng TK XV - XVI tại làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Từ chất liệu giấy in đến màu sắc của tranh đều khai thác từ tự nhiên. Tranh dân gian Đông Hồ gần gũi, gắn bó với cuộc sống lao động, tập quán, sinh hoạt của người nông dân bình dị, chất phác trong xã hội nông nghiệp cổ truyền. Sản phẩm tranh dân gian Đông Hồ phong phú đa dạng với nhiều bức tranh nổi tiếng thuộc các chủ đề khác nhau. Trong đó, bức tranh Đánh ghen là một trong số khá nhiều bức phản ánh sinh hoạt xã hội, gây được ấn tượng đặc biệt với du khách trong và ngoài nước.

TƯỢNG CHÂN DUNG TRONG QUẦN THỂ LĂNG MỘ THỜI LÊ - TRỊNH Ở BẮC BỘ

Thể loại tượng chân dung rất hiếm gặp trong không gian quần thể lăng mộ thời Lê - Trịnh ở Bắc Bộ. Thông thường, trong khu thờ của lăng mộ, chỉ có các bài vị, ngai, lư hương và một số đồ thờ khác mang tính tượng trưng, ít thấy có sự xuất hiện của thể loại tượng chân dung. Tuy nhiên, thể loại tượng này lại giải mã nhiều vấn đề thú vị về văn hóa, xã hội hàm chứa trong đó cũng như phong cách tạo hình của điêu khắc chân dung TK XVII, XVIII.

YÊU CẦU TRONG THIẾT KẾ TRANG PHỤC CÔNG SỞ

Thời trang công sở là trang phục được mặc khi đi làm, nơi văn phòng hay trong một môi trường làm việc nhất định nào đó, phù hợp với ngành nghề và đặc thù của từng công việc. Trang phục công sở ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc sống, xã hội hiện nay. Trong đời sống xã hội hiện đại, rất cần nhấn mạnh vấn đề này để chúng ta hiểu rõ được tầm quan trọng và giá trị thực chất của trang phục mặc nơi công sở. Trang phục công sở được sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho công việc, thể hiện tính lịch sự, tôn trọng người đối diện như trong phòng họp, khi tiếp khách hàng, gặp đối tác...; thể hiện gu thẩm mỹ nhất định, biểu tả được vẻ đẹp, phong cách của người mặc.

NGHỆ THUẬT PHÁP LAM HUẾ THẾ KỶ XIX

Pháp lam Huế xuất hiện vào TK XIX phục vụ trang trí diện mạo cho các công trình kiến trúc. Pháp lam được chế tác bằng các kỹ thuật cực kỳ tinh xảo. Đề tài trang trí bằng nhiều hệ thống - kiểu thức đa dạng, làm tôn vẻ trang trọng uy nghi vốn có của chốn Hoàng cung và làm cho các cung điện, lăng tẩm, đền đài thêm vẻ tôn nghiêm sùng kính.

VIÊN NGỌC CỦA NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC LĨNH NAM

Từ đường Trần gia (1) nằm tại số 7, đường Trung Sơn, Quảng Châu (Trung Quốc) là một quần thể kiến trúc cổ được bảo tồn tốt nhất của vùng Quảng Đông. Từ đường được xây dựng năm 1888, niên hiệu Quang Tự 14, hoàn thành năm 1894, thuộc vào cuối triều đại nhà Thanh. Đây là nhà thờ tộc, do dòng họ Trần ở 72 huyện của tỉnh Quảng Đông đóng góp xây dựng. Với kỹ thuật trang trí tinh xảo, ngôi từ đường được coi là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Lĩnh Nam, một trong mười điểm du lịch hàng đầu tại Quảng Châu và là điểm tham quan nghệ thuật đặc biệt nhất của khu vực Lĩnh Nam.