Nghệ thuật > Âm nhạc và múa
Nổi bật
Bản sắc nông thôn Việt Nam qua ngôn ngữ múa dân gian đương đại
Năm 1986, chính sách mở cửa nền kinh tế đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Từ việc thoát khỏi áp bức, đô hộ của thực dân phong kiến và những âm mưu đồng hóa văn hóa của Trung Hoa, Việt Nam từ đây đã sang trang, mở cửa hội nhập nhìn ra thế giới hiện đại. Sự thay đổi của các chính sách về kinh tế, văn hóa đã làm thay đổi mọi mặt trong đời sống xã hội Việt Nam, trong đó có nông thôn Việt Nam. Bài viết này đề cập đến sự thay đổi của nông thôn Việt Nam trong sự liên hệ với những giá trị được coi là điển hình, gắn liền với bản sắc đã ăn sâu vào trong tư tưởng của đại bộ phận dân chúng Việt Nam cho dù thời đại đã làm những giá trị đó thay đổi. Song, dưới lăng kính của người biên đạo múa, hình ảnh về nông thôn Việt Nam và những con người sinh ra nơi đây vẫn còn vẹn nguyên như chưa hề có sự xáo trộn.
Tương quan giữa thanh điệu trong ca từ và cao độ trong giai điệu ở ca khúc nghệ thuật Việt Nam
Các thể loại âm nhạc được phân chia thành thanh nhạc và khí nhạc. Trong đó, các tác phẩm thanh nhạc chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ yếu tố thanh âm của ca từ và cao độ của giai điệu. Ở Việt Nam, giữa TK XX ra đời một thể loại âm nhạc viết cho giọng hát và phần đệm, trong đó các yếu tố giai điệu, lời ca, phần đệm đều có vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị cho tác phẩm. Thể loại đó được gọi là ca khúc nghệ thuật Việt Nam (CKNTVN), tương đương với thể loại romance thanh nhạc trong âm nhạc phương Tây. Giá trị nghệ thuật của thể loại này được đánh giá bởi ca từ, giai điệu, phần đệm và sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố này với nhau.
LỜI CA TRONG LÝ HUẾ
Lời ca là bộ phận không thể thiếu trong chỉnh thể thống nhất của bài dân ca. Tuy nhiên, do tác động của điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử… mà mỗi vùng/ miền, tộc người lại có quan điểm thẩm mỹ âm nhạc khác nhau. Các nghệ sĩ dân gian Thừa Thiên Huế đã thể hiện sự độc đáo của các điệu lý thông qua cách thức lựa chọn lời ca.
BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Văn hóa cồng chiêng (VHCC) là di sản quý báu của dân tộc, được coi là biểu tượng tâm linh của các đồng bào khu vực Tây Nguyên. Giá trị độc đáo của di sản này đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trở thành tài sản của nhân loại, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại vào ngày 25-11-2005. Việc bảo tồn, phát huy giá trị của VHCC góp phần gìn giữ những nét độc đáo trong nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
HÁT CHẦU VĂN TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở HUẾ
Tín ngưỡng thờ mẫu là một trong những hình thức tín ngưỡng dân gian khá phổ biến ở Việt Nam, có nguồn gốc sâu xa từ tục thờ mẹ của cư dân nông nghiệp nhằm đề cao vai trò, chức năng thiêng liêng của người phụ nữ trong cuộc sống. Trong đó, hát chầu văn là một thể loại âm nhạc gắn chặt với tín ngưỡng này, được xem như một thành tố không thể thiếu khi thực hiện các nghi lễ hầu bóng.
SỬ DỤNG CHẤT LIỆU ÂM NHẠC TRONG CÁC TÁC PHẨM VIẾT CHO ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ
Trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay, các nhạc sĩ Việt Nam đã và đang đóng góp công sức vào quá trình tìm về cội nguồn, khai thác những đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều tác phẩm sáng tác cho đàn phím điện tử ra đời, tuy chưa đầy đủ các thể loại, cấu trúc, hình thức, ngôn ngữ âm nhạc để được gọi là một trường phái riêng nhưng đó được xem là những viên gạch đầu tiên để xây dựng và phát triển bộ môn nghệ thuật này. Các nhạc sĩ đã khai thác, vận dụng, tiếp thu có chọn lọc những yếu tố truyền thống, giúp cho người học, người nghe cảm nhận được tính dân tộc trong đó, tạo cho nghệ thuật đàn phím một bản sắc riêng.
TIẾP CẬN DIỄN XƯỚNG TRONG NGHIÊN CỨU DÂN CA MƯỜNG
Cộng đồng người Mường ở Phú Thọ lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó không thể không kể đến những sáng tạo trong âm nhạc dân gian, đặc biệt là dân ca. Ở đó khắc họa những tâm tư trong tình yêu đôi lứa, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống hàng ngày. Có thể nói, dân ca Mường là ngôn ngữ thay cho tiếng nói trong giao tiếp cộng đồng, là lời thỉnh cầu với thần linh, là những chất chứa, ước mơ về một ngày mai tươi đẹp. Để làm nổi bật những giá trị nghệ thuật độc đáo của dân ca Mường, tác giả đã lựa chọn hướng tiếp cận diễn xướng. Đây được xem là hướng tiếp cận có thể đánh giá, chắt lọc và tôn vinh các thể loại âm nhạc dân gian trong xu thế hội nhập, phát triển văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.