• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

Những biến đổi trong diễn xướng ca Huế

Cũng như bao loại hình diễn xướng truyền thống khác, ca Huế hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị. Trong dòng chảy chung của xã hội, diễn xướng ca Huế đã có những vận động, biến đổi, tìm tòi những lối đi riêng cho phù hợp với thị hiếu công chúng hiện nay và bảo lưu những tinh hoa của mình. Những biến đổi đó diễn ra trên tất cả các phương diện: Chủ thể sáng tạo và thực hành, nội dung phản ánh, môi trường và thời gian diễn xướng, âm nhạc, trang phục…

Chủ đề trong các bản giao hưởng của Nguyễn Văn Nam

Nguyễn Văn Nam là một trong những nhạc sĩ xuất sắc của nền khí nhạc Việt Nam, được đào tạo chính quy tại Nhạc viện Leningrad, nay là Nhạc viện Sankt - Peterburg (Cộng hòa Liên bang Nga). Ông là hội viên của Hội Nhạc sĩ Nga và Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Sau khi về nước, ông tham gia công tác giảng dạy bậc Đại học và Cao học chuyên ngành Sáng tác, Lý luận tại Nhạc viện TP.HCM. Cho đến thời điểm hiện tại, ông vẫn được coi là người viết nhiều giao hưởng nhất Việt Nam, với 9 bản đã hoàn thành và bản số 10 đang viết dở. Một số tác phẩm của ông đã được biểu diễn trong và ngoài nước, được giới chuyên môn đánh giá cao bởi những giai điệu, chủ đề độc đáo (1).

Bảo tồn và phát huy âm nhạc truyền thống của các tộc người thiểu số Việt Nam

Lâu nay, người ta vẫn bảo tồn, phát huy âm nhạc truyền thống của các tộc người thiểu số bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng hiệu quả chưa thực sự như mong muốn. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trước tiên là do nhận thức về các giá trị văn hóa truyền thống chưa sâu sắc, sau đó là do sự phát triển xã hội, cuộc sống hiện đại khiến con người có nhiều sự lựa chọn trong sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Chính vì vậy, công việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có âm nhạc, luôn là việc làm cần thiết, cần thực hiện lâu dài, bền bỉ. Trong bài viết, chúng tôi đề xuất một số giải pháp thiết thực đối với công cuộc này.

Quản lý sản phẩm âm nhạc trên mạng xã hội - những vấn đề đặt ra

Rất dễ cấm hoặc phạt hành chính những video phát trên mạng xã hội có nội dung phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc như trường hợp của Khá Bảnh, Thánh chửi... Nhưng, cũng rất khó có thể “tuýt còi để dừng cuộc chơi” đối với những MV (music video: video âm nhạc, có tiêu đề gây sốc bằng kiểu nói lái hoặc mắc lỗi về văn hóa... Quản lý sản phẩm âm nhạc trên mạng xã hội, thật chẳng dễ chút nào!

Hát văn Phủ Dày

Hát văn là một thành tố không thể thiếu trong nghi thức chầu thánh, gắn chặt với tín ngưỡng hầu bóng của người Việt. Đây là một loại hình sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đã có từ lâu đời, từng tồn tại và phổ biến trong đời sống của nhân dân ở thành thị cũng như nông thôn. Hát văn Phủ Dày có nhiều nét giá trị đặc sắc.

Xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy trong đào tạo sư phạm âm nhạc

Trong những năm qua, hệ thống giáo dục Việt Nam đang phát triển theo xu hướng thế giới là tiến tới giáo dục phổ cập đại học, mặt khác vẫn giữ nền tảng giáo dục tinh hoa. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội cũng như yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc đào tạo con người có đức có tài vẫn đang là một thách thức lớn đối với nền giáo dục nước nhà. Do đó, việc tạo sự thay đổi toàn diện đối với ngành giáo dục đòi hỏi những nỗ lực đổi mới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy trong các ngành đào tạo nói chung và đào tạo giáo viên âm nhạc cho các trường phổ thông nói riêng.

Hà Nội, nơi ca khúc Việt Nam phát triển

Từ nửa cuối TK XX đến nay, lĩnh vực âm nhạc luôn nổi bật so với các loại hình nghệ thuật khác, những tác phẩm khí nhạc, thanh nhạc được công chúng đón nhận một cách cởi mở. Hà Nội trở thành giao điểm sáng tác, biểu diễn, lý luận, củng cố, bổ sung hệ thức giá trị xã hội âm nhạc, từ giao hưởng, thính phòng đến ca khúc phổ thông.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ

Trong quá trình hình thành và phát triển, người Khmer ở Nam Bộ đã không ngừng tiếp thu, sáng tạo nhiều nhạc cụ, thể loại dân ca để thể hiện tâm tư tình cảm cá nhân, thực hành nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng… Âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con người, cố kết cộng đồng, tiếp thêm sức mạnh tinh thần để con người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Có thể nói, âm nhạc dân gian đã góp phần quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc, giá trị văn hóa của người Khmer Nam Bộ.

Quản lý thị trường âm nhạc nhìn từ lý thuyết vốn văn hóa.

Khái niệm vốn văn hóa hiện nay được sử dụng khá phổ biến, nó tập trung vào chủ thể văn hóa, vào năng lực luân chuyển, trao đổi các yếu tố văn hóa tạo nên giá trị cho chủ thể (1). Quá trình nhập, xuất trong hoạt động sản xuất, tiêu dùng của thị trường âm nhạc hiện nay chính là biểu hiện của vốn văn hóa. Để điều tiết thị trường âm nhạc, các nhà quản lý phải có những giải pháp thiết thực dựa trên lý thuyết về nguồn vốn này.

Nét đặc sắc trong mối quan hệ giữa lời và nhạc trong dân ca của người Cơtu ở Quảng Nam

Lời ca và âm nhạc là hai yếu tố cấu thành nên một bài dân ca của mỗi vùng miền. Xét đến lời trong dân ca, người ta thường nghĩ ngay đến đó là những áng thơ, hò vè dân gian được người dân phổ nhạc. Với dân ca Cơtu thì hoàn toàn khác biệt. Sự khác biệt đó thể hiện ở những bài bản dân ca của họ không được sáng tác từ thơ hay ca dao, hò, vè mà đó là những tiếng nói, tâm tư được ứng tác trên nền thang âm của chính dân tộc họ.

Rom vong ở Sóc Trăng - điệu múa níu chân người

Dân tộc Khmer có mặt sớm ở vùng đất Nam Bộ, song song với việc ghi dấu ấn cho việc định cư, người dân Khmer cũng kế thừa nền văn hóa Ăngko, nền văn minh lúa nước cộng với tập tục sinh hoạt của những nhóm lưu dân người Kinh, người Hoa, người Chăm tạo nên một bản sắc, một nền văn hóa riêng. Nền văn hóa Khmer có giá trị tiêu biểu, không lẫn lộn, pha tạp, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố hài hòa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Người Khmer ở Nam Bộ có một nền văn hóa nghệ thuật rất độc đáo, đa dạng, đặc biệt là nghệ thuật múa, đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng, luôn được bảo tồn, phát huy.