• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

Đào tạo đàn tranh tại Học viện Âm nhạc Huế - Một số đề xuất nâng cao nhận thức thẩm mỹ âm nhạc truyền thống

Cây đàn tranh được xem là mạch máu kết nối các bộ phận, tạo nên một cơ thể âm nhạc truyền thống hoàn chỉnh, lột tả được tiếng nói, tâm tư tình cảm, tinh thần thẩm mỹ của người Việt thông qua tiếng vuốt nhấn luyến đầy tinh tế. Qua quá trình giảng dạy đàn tranh tại Học viện Âm nhạc Huế, chúng tôi nhận thấy, có một số vấn đề liên quan đến nghệ thuật biểu diễn đàn tranh thông qua nhận thức thẩm mỹ âm nhạc truyền thống cần được Nhà nước quan tâm hơn, đưa ra các cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao nhận thức thẩm mỹ âm nhạc truyền thống trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng.

Nhạc sĩ Văn Cao - Trường ca Sông Lô và những giá trị

Nếu ví chùm nhạc sông Lô như một bông hoa đẹp, rực rỡ nhiều màu sắc, ngọt ngào hương vị của hiện thực chiến tranh cách mạng, thì Trường ca Sông Lô của Văn Cao là đài hoa của những cánh hoa, là đường nét quy tụ của những môtíp hoa văn trên một bức thảm len đẹp. Trường ca Sông Lô tựa như bức tranh liên hoàn giàu chất thơ (1).

Áp dụng kỹ thuật thanh nhạc trong thể hiện một số ca khúc Việt Nam cho giọng Soprano

Để trở thành người hát tốt, người học thanh nhạc cần được cung cấp, rèn luyện các kỹ thuật hát để có thể hình thành các kỹ năng hát, cũng như thể hiện bài hát. Một trong những đỉnh cao trong nghệ thuật hát chuyên nghiệp của nhân loại là lối hát Bel Canto (hát đẹp) của Ý được hình thành phát triển nhiều thế kỷ qua. Trường phái thanh nhạc này đã và đang tiếp tục ảnh hưởng lớn tới các hoạt động đào tạo hát chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp tại các trường âm nhạc trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Múa trong lễ hội của người Tày tỉnh Tuyên Quang

Múa là một loại hình nghệ thuật, đóng vai trò rất quan trọng trong các nghi lễ và lễ hội của người Tày. Mỗi điệu múa lại chuyển tải và thể hiện một nội dung khác nhau nhưng vẫn mang đậm sắc thái nông nghiệp. Có những điệu múa mang tính phổ biến trong nhiều lễ hội như: múa sư tử, múa tung còn hay những điệu múa được nảy sinh từ ngay chính sinh hoạt lao động hằng ngày như: múa chèo thuyền, múa kiếm gỗ nằm trong hệ thống múa dậm hầu cổ. Nhìn vào cách phô diễn, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự đa dạng và phong phú về tính chất, sắc thái cũng như màu sắc khác nhau của từng điệu múa nhưng tựu chung lại là sự điển hình của cư dân nông nghiệp; qua đó thể hiện ước vọng của mình, làm vơi bớt đi những khó khăn, vất vả trong cuộc sống hằng ngày, tạo động lực thúc đẩy sản xuất, tạo niềm tin tươi sáng vào cuộc sống mới, khơi gợi tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.

Chất liệu chủ đề từ âm nhạc truyền thống trong một số tác phẩm khí nhạc của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân là một trong số những nhạc sĩ trưởng thành sau năm 1975, luôn thể hiện một phong cách sáng tác khác biệt, khẳng định ngôn ngữ riêng của mình. Ông là nhạc sĩ kế thừa tinh hoa của dòng nhạc kinh điển bác học, đồng thời kết hợp với những yếu tố mang đậm âm hưởng âm nhạc dân gian để tác phẩm luôn mang bản sắc dân tộc. Khi đưa âm nhạc truyền thống vào tác phẩm khí nhạc mới, tác giả sẽ có cách vận dụng, xử lý và sáng tạo các tiết tấu, thang âm, điệu thức… để tạo ra những nét đặc trưng, bản sắc nghệ thuật riêng cho mỗi tác phẩm. Điều này đã trở thành nguyên tắc thẩm mỹ trong sáng tác của Đỗ Hồng Quân cũng như nhiều nhạc sĩ Việt Nam khác.

Dạy lý thuyết âm nhạc cho học sinh ngành Xiếc

Lý thuyết âm nhạc là môn học không thể thiếu trong chương trình đào tạo khối nghệ thuật nói chung. Với học sinh ngành Xiếc cũng vậy, lý thuyết âm nhạc có vai trò quan trọng, giúp các em nhận biết được những vấn đề cơ bản nhất về âm nhạc, cao hơn đó là cảm nhận được cái hay, cái đẹp do tác phẩm âm nhạc mang lại thông qua các thành tố: giai điệu, tiết tấu, lời ca… Cảm thụ âm nhạc sẽ giúp các em thể hiện được những động tác, tiết mục xiếc có cảm xúc hơn.