• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

Thang âm cồng chiêng Tây Nguyên - những thách thức trong đời sống đương đại

Trên dải Trường Sơn - Tây Nguyên, từ bao đời nay, cồng chiêng là hệ giá trị văn hóa nghệ thuật nổi bật, phong phú và đa dạng. Ở đây, tôi đặc biệt nhấn mạnh về thang âm dàn cồng chiêng của các tộc người. Tháng 5-2004, khi tiến hành nghiên cứu nhạc cồng chiêng phục vụ việc xây dựng hồ sơ trình UNESCO, trước lúc lên đường điền dã, GS, TSKH Tô Ngọc Thanh đã căn dặn tôi: “Chưa ai đo được thang âm cồng chiêng Tây Nguyên đâu, cháu hãy cố làm điều đó và ký âm các bản nhạc chiêng...”.

Nghệ thuật múa trong sân khấu Rô Băm của người Khmer Nam Bộ

Trong quá trình tồn tại và phát triển, người Khmer Nam Bộ đã sản sinh ra kho tàng nghệ thuật biểu diễn phong phú, đặc biệt là Rô Băm. Đây là loại hình sân khấu cổ xưa nhất với cốt truyện chính là vở Ream Kê một dị bản của anh hùng ca Ramayana (Ấn Độ) đã được người Khmer hóa bằng nghệ thuật múa. Bài viết tìm hiểu các khía cạnh: tên gọi, nguồn gốc, đặc điểm và giá trị nghệ thuật múa trong loại hình sân khấu này.

Múa dân gian trong văn hóa của người Hà Nhì

Múa dân gian các dân tộc Việt Nam có từ rất lâu đời, được lưu truyền trong nhân dân từ đời này qua đời khác, nghệ thuật múa của mỗi dân tộc mang những sắc thái riêng mà ẩn hiện trong đó là hơi thở, nhịp sống và tâm hồn của dân tộc đó. Tổng hòa trong nền văn hóa chung, người Hà Nhì đã sáng tạo các điệu múa phục vụ tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tâm linh, mang tính tập thể. Nghệ thuật biểu diễn cũng rất đa dạng, với các điệu múa như: múa trống, múa lên nương, múa dệt vải, múa đợi mưa,múa vào mùa, múa trông trăng, múa giã bạn… phản ánh các mặt đời sống sinh hoạt phong phú của chính dân tộc Hà Nhì.

Phát âm tiếng Việt đối với giọng nữ cao trong Opera Cô sao của Đỗ Nhuận

Hát opera Việt Nam có nhiều khác biệt so với hát opera nước ngoài bằng tiếng Ý, Pháp, Đức... Sự khác biệt đó chủ yếu từ ngôn ngữ, cách phát âm (ngữ điệu và dấu thanh), cùng với những yếu tố âm nhạc dân tộc các vùng miền trên đất nước. Người hát cần phải khéo léo trong việc kết hợp kỹ thuật bel canto với kỹ thuật thể hiện âm điệu dân tộc, nắm rõ những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt. Người hát cũng cần luyện tập từng bước một những yêu cầu cần giải quyết trong tác phẩm. Thực hiện những bài tập từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ ngắn đến dài... ngay trong tác phẩm mình muốn thể hiện.

"Hẹn ngày chiến thắng" - ca khúc tri ân những người tuyến đầu chống dịch COVID-19

"Hẹn ngày chiến thắng" là tác phẩm âm nhạc mới của nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo nhằm tri ân những người trên tuyến đầu chống dịch COVID-19. Ca khúc hiện đang được đông đảo người nghe quan tâm và yêu thích. Trước đó, anh cũng đã cho ra đời các MV cùng đề tài này: "Anh muốn về Hải Dương", "Dòng máu Việt Nam".

Ngôn ngữ lời ca cho vai diễn giọng nữ cao trong Opera Việt Nam

Đối với các vai diễn trong opera, ngôn ngữ lời ca đóng vai trò quan trọng, vừa diễn đạt nội dung cụ thể của tác phẩm, vừa khắc họa hình tượng, tính cách của nhân vật. Ngôn ngữ lời ca giúp người nghe cảm nhận nội dung vở diễn một cách rõ ràng, mạch lạc và xúc tích. Các vai diễn giọng nữ cao trong opera Việt Nam cũng vậy, ngôn ngữ lời ca của nhân vật được thể hiện rất đặc trưng thông qua bối cảnh lịch sử, không gian phản ánh câu chuyện.

Ca khúc trữ tình - những bản thể mang tính thẩm mỹ

Dòng ca khúc cách mạng Việt Nam đã khẳng định rõ vai trò của mình đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng dân tộc ở TK XX. Bên cạnh một số loại thể khác, ca khúc trữ tình có thể ví như những bông hoa nhiều hương sắc, điểm tô cho dòng ca khúc cách mạng thêm phần rực rỡ. Ca khúc trữ tình thực sự là một bản thể mang tính thẩm mỹ.

Nhu cầu hưởng thụ âm nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số ở nước ta những năm gần đây

Trong điều kiện kinh tế, xã hội có nhiều biến động, đời sống tinh thần nói chung, nhu cầu hưởng thụ âm nhạc truyền thống (ANTT) nói riêng của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ở nước ta cũng có không ít những thay đổi. Bài viết trình bày tổng quát thực trạng về nhu cầu sử dụng, hưởng thụ ANTT của các DTTS ở nước ta hiện nay. Đây là một trong những cơ sở dữ liệu giúp cho việc tổ chức, quản lý, hoạch định chính sách có liên quan đi đúng hướng và đạt được những hiệu quả thiết thực.

Vài nét về điệu thứ tự nhiên và điệu Nam ai

Những đường nét giai điệu trong tác phẩm được hình thành theo nhiều cách khác nhau, có thể dựa vào mô hình quãng, rải hợp âm... nhưng phần lớn các nhà soạn nhạc dựa vào điệu thức, thang âm để cấu thành giai điệu. Có hai dạng điệu thức được sử dụng phổ biến hơn cả là điệu bảy âm trưởng, thứ tự nhiên và điệu thức năm âm (Nam ai). Hai dạng điệu này xuất hiện trong nhiều thể loại âm nhạc từ dân gian, cổ điển cho đến hiện đại. Nhìn nhận dưới góc độ âm nhạc học sẽ giúp người đọc phần nào thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa hai điệu thức này.

Một số nguồn cổ sử về âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo ở châu thổ Bắc Bộ

Trên nền tảng của âm nhạc truyền thống dân tộc cùng với triết lý, tập quán tu tập của đạo Phật mà nhạc lễ Phật giáo vùng châu thổ Bắc Bộ thể hiện được những điểm độc đáo riêng biệt. Là một bộ phận của nền âm nhạc Việt Nam, âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo không chỉ được ghi nhận trong thực hành nghi lễ ở các địa phương vùng châu thổ Bắc Bộ mà còn được ông cha ta ghi chép, phản ánh một cách rõ nét trong các thư tịch, tư liệu cổ sử khác nhau, chứng minh sự định hình, tồn tại và phát triển của loại hình âm nhạc này trong nhiều thế kỷ qua.