• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

Vai trò của hát nói trong nghệ thuật diễn xướng truyền thống Việt Nam

Hát nói - một thể tài đã hình thành và phát triển lâu đời trong nền văn học nghệ thuật dân gian Việt Nam, không những tạo nên vẻ đẹp cho thơ ca mà còn là phương cách giúp cho nhiều loại hình diễn xướng đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật trình diễn. Hát nói phát triển rực rỡ vào khoảng cuối TK XVIII đến TK XIX, gắn liền với những tác giả tài danh như: Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà… Đến nay, hát nói vẫn là nguồn chất liệu dồi dào trong các tác phẩm đương đại mang âm hưởng dân gian, cho thấy sức sống bền bỉ của thể loại này trong đời sống nghệ thuật dân tộc Việt Nam.

Giá trị tiêu biểu của một số loại hình diễn xướng dân gian ở Bắc Bộ

Các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian với vai trò là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn con người, đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn suốt tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh giao lưu, hội nhập quốc tế, cũng như sự phát triển của nền nghệ thuật biểu diễn đương đại, những nét diễn, điệu múa, đặc biệt là lối hát dân gian tiêu biểu của nghệ thuật diễn xướng truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức. Bởi vậy, việc gìn giữ, trao truyền cho thế hệ mai sau những tinh hoa của nghệ thuật truyền thống đang là mối quan tâm, trăn trở của các nghệ nhân, nhà quản lý và công chúng, để những loại hình này tiếp tục phát triển xứng tầm với vai trò và vị trí của nó trong đời sống đương đại.

Dạy dân ca trong môi trường giáo dục phổ thông

Đưa dân ca vào môi trường giáo dục phổ thông là một hoạt động thiết thực, góp phần giữ gìn, phát huy và trao truyền những di sản văn hóa phi vật thể cho thế hệ trẻ. Gần đây, những chương trình, dự án đưa dân ca vào các trường phổ thông đã được thực hiện và đạt được kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc dạy dân ca cho học sinh phổ thông ở các bậc học vẫn còn những vấn đề cần quan tâm như: phương thức dạy, cách hướng dẫn học sinh tiếp cận với dân ca, hình thức rèn luyện, trau dồi kiến thức về dân ca… Từ những khảo sát và nghiên cứu thực tế, trong bài viết này, chúng tôi nêu ra một số vấn đề và gợi mở về việc phát triển dạy dân ca trong môi trường giáo dục phổ thông hiện nay.

Âm nhạc truyền thống ngày xuân xứ Quảng

Trong không gian tươi trẻ, tuôn tràn sức sống của những ngày Tết đến xuân về, âm nhạc truyền thống là một phần không thể thiếu để làm nên những ngày Tết đúng nghĩa. Nằm trong không gian văn hóa độc đáo của mảnh đất duyên hải miền Trung, ngày Tết xứ Quảng may mắn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa cổ truyền. Mỗi độ đất trời vào xuân, trên các nẻo đường quê, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hội bài chòi, hát sắc bùa hay những câu hò, điệu lý vang lên trong không khí tưng bừng, rộn rã.

Mối quan hệ giữa chính sách văn hóa và sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật ở nước ta

Hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật rất quan trọng bởi nó được xem là then chốt để tạo nên những tác phẩm hội tụ tinh hoa, phẩm chất của xã hội đương thời. Chính sách văn hóa với lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật sẽ là cơ hội và động lực để nghệ sĩ được thể hiện bản chất của sáng tạo nghệ thuật là sự tự do. Lựa chọn hai lĩnh vực tiêu điểm của nghệ thuật là âm nhạc và mỹ thuật, bài viết tập trung phân tích để thấy rõ mối quan hệ cũng như sự tác động của chính sách văn hóa với sáng tạo nghệ thuật từ thời kỳ Đổi mới cho tới nay.

Kịch câm - nghệ thuật của sự im lặng

Trong một thế giới ngày càng náo nhiệt và nói không ngừng, chúng ta dường như không để ý đến sự tồn tại một thể loại nghệ thuật biểu diễn độc đáo không sử dụng đến ngôn ngữ nói. Đó chính là nghệ thuật kịch câm.

Bước đầu tìm hiểu về thang âm, điệu thức trong dân ca nghi lễ thờ thần

Nghi thức cầu cúng, tế lễ ở một số hội làng vùng trung du và châu thổ sông Hồng đã sớm hình thành nên một số thể loại dân ca như: hát Xoan, hát Dô, hát Dậm, hát Chèo tàu; các thể loại này còn được gọi chung là dân ca nghi lễ thờ thần. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi bước đầu tìm hiểu và nêu rõ những nét riêng độc đáo, đặc sắc trong thang âm, điệu thức của dân ca nghi lễ thờ thần.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Phương pháp xây dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp cho sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc

Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một địa chỉ đào tạo Sư phạm âm nhạc (SPAN) lớn của cả nước, trong đó, môn Phương pháp xây dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp là một trong những nội dung giảng dạy cơ bản và trọng tâm. Môn học này đã được đưa vào chương trình đào tạo của trường từ nhiều năm nay và đạt những kết quả khả quan. Song, hiện nay, công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước đang đòi hỏi ngành Giáo dục đào tạo nói chung, khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng phải có bước chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang từng bước đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại.

Thang âm cồng chiêng Tây Nguyên - những thách thức trong đời sống đương đại

Trên dải Trường Sơn - Tây Nguyên, từ bao đời nay, cồng chiêng là hệ giá trị văn hóa nghệ thuật nổi bật, phong phú và đa dạng. Ở đây, tôi đặc biệt nhấn mạnh về thang âm dàn cồng chiêng của các tộc người. Tháng 5-2004, khi tiến hành nghiên cứu nhạc cồng chiêng phục vụ việc xây dựng hồ sơ trình UNESCO, trước lúc lên đường điền dã, GS, TSKH Tô Ngọc Thanh đã căn dặn tôi: “Chưa ai đo được thang âm cồng chiêng Tây Nguyên đâu, cháu hãy cố làm điều đó và ký âm các bản nhạc chiêng...”.