• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

TRÀO LƯU NGHỆ THUẬT PREPARED GUITAR

Vào TK XX, nghệ thuật guitar đã có những bước phát triển lớn, đánh dấu một thời kỳ đầy sáng tạo trong cả sáng tác và biểu diễn. Với ngôn ngữ âm nhạc đa dạng, nhiều màu sắc, các khuynh hướng sáng tác cho guitar đương đại cũng như phong cách biểu diễn ấn tượng dần được định hình và phát huy. Prepared guitar là một trong những trào lưu đặc biệt của guitar đương đại, mang đến cho người sáng tác, người biểu diễn, người nghe những cung bậc đa dạng của âm thanh và giải phóng mọi giới hạn của tính năng nhạc cụ.

SỰ LAN TỎA CỦA MÚA CHĂM TẠI NHẬT BẢN VÀ TRUNG QUỐC

Trong suốt bề dày lịch sử từ cuối TK II cho đến nay, người Chăm đã sáng tạo nên một nền văn hóa nghệ thuật vô cùng rực rỡ. Sau những khúc quanh lịch sử và sự thay đổi địa lý, người Chăm đã để lại trên dải đất đồng bằng duyên hải miền Trung nhiều di tích đền tháp cổ kính rất giá trị về mặt kiến trúc và điêu khắc. Các khu đền tháp này vốn là những trung tâm tôn giáo và tâm linh của dân tộc Chăm. Ở đó, thông qua những lễ hội và nghi lễ, họ đã gửi gắm cả niềm tin yêu, hy vọng của mình tới các đấng tối cao với ngôn ngữ giao tiếp chính là những điệu múa. Có thể nói, đối với người Chăm, trong quá khứ cũng như hiện tại, múa là linh hồn, là cuộc sống của cả cộng đồng, là một trong những bản sắc không thể thiếu của cư dân Chăm.

HỢP XƯỚNG CHO ĐIỆU HÒ KÉO THUYỀN TRONG HỆ THỐNG LÀN ĐIỆU HÒ SÔNG MÃ

Hò sông Mã gắn liền với nếp sống từ lâu đời của người dân sinh sống trên dọc hai bờ sông Mã. Những chuyến đò ngược, xuôi vẫn hoạt động theo phiên chợ tỉnh, phục vụ khách đi đò và vận chuyển hàng hóa. Trong một chuyến đò, không chỉ có một người mà thường có các trai đò đi theo phụ giúp chèo chống. Chính những yếu tố trên, hình thành nên hò sông Mã, một lối sinh hoạt tập thể có tổ chức. Sự kết hợp giữa giọng hò của các trai đò (phần hò) và giọng dô của người đi đò (phần xô), tạo nên một tổ hợp hát trên thuyền. Sự tuần tự từ khi đò rời bến đến khi cập bến đều có lịch trình cụ thể theo một thể thức, điều đó phản ánh quá trình lao động và tính chất lao động của con đò trên đường đi do yếu tố môi trường quyết định.

HIỆU QUẢ CỦA ĐÀN ACCORDÉON TRONG TÁC PHẨM CHUYỂN SOẠN TỪ CA KHÚC

Chuyển soạn từ một tác phẩm thanh nhạc sang cho nhạc cụ biểu diễn là hoạt động âm nhạc phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, cuối TK XX, xuất hiện phong trào chuyển soạn cho nhạc cụ độc tấu hoặc cho nhiều nhóm nhạc hòa tấu. Tác phẩm chuyển soạn từ ca khúc đóng góp một phần đáng kể cho kho tàng tác phẩm viết cho nhạc cụ nói chung và đàn accordéon nói riêng. Trong môi trường khí nhạc, với những thủ pháp khác nhau của các nhà chuyển soạn, ca khúc cũng được mang một diện mạo mới khi diễn tấu trên đàn accordéon.

THỰC TRẠNG HÁT GHẸO THỜI NAY

Theo Nguyễn Đăng Hòe (1), hát ghẹo xưa là danh từ chung được dùng để chỉ hình thức hát đối đáp ở nhiều vùng miền, trải suốt từ các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ cho đến vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, bao trùm cả hát ví, hát đúm... Trải theo thời gian, có lẽ thuật ngữ hát ghẹo chỉ còn đọng lại ở Phú Thọ, được biết đến như một hình thức hát đối đáp trai gái có tổ chức ở huyện Tam Nông với hệ thống làn điệu, trình thức diễn xướng độc đáo.