• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

ÂM CHUẨN, TIẾT TẤU TRONG TRÌNH DIỄN TÁC PHẨM VIOLON

Trong trình diễn tác phẩm âm nhạc, âm chuẩn, tiết tấu là yếu tố thể hiện đầy đủ nhất âm hưởng của tác phẩm cũng như thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. Việc xác định mối tương quan về cao độ giữa bậc âm, sắp xếp chúng theo những quy tắc đã dẫn đến việc ra đời các hệ thống thang âm, điệu thức. Các mối tương quan, hệ thống âm thanh ấy là hạt nhân cốt lõi, là yếu tố quan trọng quyết định đến diễn trình âm nhạc. Việc xác định âm chuẩn, tiết tấu trong trình diễn violon góp phần không nhỏ vào quá trình nghiên cứu âm nhạc, nâng cao chất lượng đào tạo nghệ sĩ violon ở nước ta.

TÍNH TẨU TRONG VĂN HÓA TÀY Ở TUYÊN QUANG

Tính tẩu, cây đàn được sử dụng trong nghi lễ then của người Tày, còn có nhiều tên gọi khác nhau như: đàn tính, tàn tính, ăn tính, đàn then, tính then... Trong quá trình hội nhập văn hóa, nghi lễ then đã có nhiều biến đổi, nhiều nghi thức, thủ tục hành lễ dẫn bị lược bỏ. Tuy nhiên, tính tẩu vẫn luôn là vật dụng không thể thiếu trong nghi lễ, người Tày coi đây là nhạc cụ lưu trữ giá trị văn hóa của cộng đồng, mang ý nghĩa đặc biệt về mặt tâm linh.

TƯƠNG QUAN GIỮA MÚA HIỆN ĐẠI VÀ MÚA TUỒNG

Như một hình thức biểu đạt mới, đó là múa hiện đại, của nghệ thuật múa, múa hiện đại nhanh chóng lan tỏa với sự kết hợp ngôn ngữ mạnh mẽ, nhiều trường phái đa phong cách khác nhau, mang dấu ấn văn hóa dân tộc: múa hiện đại phương Tây kết hợp với sự hư ảo của truyền thống Trung Hoa do Lin Hwaimin thể nghiệm tại Đài Loan, múa cổ điển Ấn Độ được Chandralekha thực hiện tại Madras hay múa cổ truyền của thổ dân Úc với những chủ đề đương đại của đoàn múa thổ dân Bangara ở Sydney. Múa hiện đại, với bốn trường phái nền tảng cùng các xu hướng đặc trưng là chìa khóa giải mã cho những tác phẩm múa đương đại hình thành nhiều phong cách khác nhau. Ở Việt Nam, tuy chưa xác định thành phong cách cụ thể nhưng đã manh nha hình thành một số dạng thức kết hợp đặc trưng của múa hiện đại với múa dân tộc và các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống. Đặc biệt, múa hiện đại và múa tuồng có nhiều mối tương quan lẫn nhau.

TIÊU VIỆT, MỘT CHẶNG ĐƯỜNG

Bước vào thời kỳ khoa học công nghệ phát triển, văn hóa giữa các nước không còn là một khoảng cách quá lớn, sự tiếp xúc, giao lưu đã góp phần nâng cao vị thế của văn hóa, trong đó có nhu cầu thẩm mỹ nghệ thuật. Trong quá trình hội nhập, âm nhạc truyền thống đã có nhiều sự biến đổi đáng kể từ tác phẩm, kỹ thuật biểu diễn, kỹ thuật phối khí… Những công trình cải tiến nhạc cụ ra đời, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vần đề liên quan đến thẩm mỹ nghệ thuật. Tiêu biểu như công trình cải tiến đàn tranh của nhạc sư Vĩnh Bảo về mở rộng âm vực, giảm độ cong của mặt đàn để thuận tiện khi trình diễn các âm cao, độ vang…; đàn tam thập lục được nghệ sĩ Hồ Nga chế thêm pedal ngắt tiếng; sáo trúc thay đổi từ 6 sang 10 lỗ…

CÁC VŨ CÔNG HÓA ĐÁ TRONG ĐIÊU KHẮC CHĂM QUA TÁC PHẨM MÚA ĐƯƠNG ĐẠI

Dân tộc Chăm có một nền nghệ thuật múa truyền thống vô cùng phong phú, đa dạng được hình thành và phát triển sớm trong lịch sử. Do hoàn cảnh thay đổi, hình thái múa Chăm qua điêu khắc Chăm nay đã không còn tồn tại trong thực tế, mà chỉ còn lưu lại trên các bức phù điêu, pho tượng đá. Nhờ đó, các nhà nghiên cứu vũ đạo có thể hình dung ít nhiều về những tuyệt tác của người xưa, có cơ sở để đánh thức các vũ công hóa đá sống dậy với nhiều dáng vẻ sống động khác nhau, mang cả dấu ấn của thời xa vắng lẫn hơi thở của cuộc sống đương đại. Di sản điêu khắc Chăm là kho tàng nghệ thuật quý báu, trong đó, các giá trị của múa Chăm qua điêu khắc đã, đang và sẽ được khôi phục, phát huy trong những sáng tạo mới mang nhịp sống của thời đại.

KHÍ NHẠC DÂN TỘC ĐƯƠNG ĐẠI

Âm nhạc nói chung và âm nhạc dân tộc nói riêng không phải là những giá trị bất biến mà nó thay đổi liên tục theo nhu cầu của con người, thời đại. Trước sự lấn át của âm nhạc nước ngoài như hiện nay, chúng ta phải có phương hướng thích hợp trong kế thừa, phát huy nền âm nhạc dân tộc, đặc biệt, cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong sáng tác những tác phẩm cho nhạc khí, thể hiện nhu cầu của nền âm nhạc đương đại.

PHƯƠNG PHÁP DIỄN TẤU MỘT SỐ TÁC PHẨM GUITAR VIỆT NAM

Một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá sự phát triển của nghệ thuật guitar đó là khả năng biểu diễn, trình tấu tác phẩm của nghệ sĩ. Sự thống nhất về cấu trúc, hình thức, nội dung nghệ thuật trong ý đồ của tác giả và cảm nhận riêng của nghệ sĩ biễu diễn, sẽ làm cho bản nhạc trở thành bức tranh âm thanh sống động. Với nhịp điệu, tiết tấu chính xác, uyển chuyển, hòa âm, điệu tính mạch lạc, nghệ sĩ đưa người nghe vào thế giới âm nhạc đầy cuốn hút, tạo nên tình yêu và khao khát cống hiến nghệ thuật trong mỗi người.

GIÁ TRỊ CỦA CÁC LÀN ĐIỆU HÒ VÀ LÝ Ở ĐỒNG NAI

Đồng Nai là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa khác nhau như Chơ ro, Mạ, X’tiêng, Khơ me, Việt…, vừa thống nhất trong đa dạng, vừa thể hiện những nét đặc trưng, độc đáo riêng có của mỗi tộc người. Chiếm hơn 90% dân số, người Việt đã đưa những đặc trưng văn hóa của mình, đặc biệt là các làn điệu dân ca hò và lý, làm phong phú hơn kho tàng văn hóa Đồng Nai.

DÂN CA THANH HÓA TRONG CA KHÚC VIẾT VỀ XỨ THANH

Do vị trí địa lý, phương thức sinh hoạt, tập tục khác nhau, nên từ xa xưa Thanh Hóa đã hình thành nhiều vùng, trung tâm dân ca, dân vũ. Người Thanh Hóa sáng tạo ra các làn điệu dân ca, gửi gắm tâm tư, tình cảm vào những giai điệu mang âm hưởng của môi trường sống, không khí lao động, sinh hoạt hàng ngày. Đặc trưng về môi trường tự nhiên, xã hội đã sản sinh ra những làn điệu dân ca mang bản sắc riêng của Thanh Hóa. Vùng lưu vực sông Mã, sông Chu có hò sông Mã; vùng Viên Khê, Tuyên Hóa, Cổ Bôn (thuộc huyện Đông Sơn) tập trung nhiều trò diễn, diễn xướng dân gian nổi tiếng, tiêu biểu như diễn xướng múa đèn Đông Anh; huyện Thọ Xuân có trò Xuân Phả; huyện Nông Cống có tổ hợp hệ thống hát chèo thờ ở lễ hội đền Mưng; huyện Tĩnh Gia - giáp ranh tỉnh Nghệ An, có hát khúc (còn gọi là hát ru Tĩnh Gia) mang bóng dáng của hát giặm Nghệ Tĩnh...

TIẾP BIẾN VĂN HÓA TRONG DIỄN XƯỚNG THEN

Hát then là một loại hình sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian độc đáo của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở nước ta. Vùng văn hóa hát then trải dài từ Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đến Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Tuy nhiên, không chỉ có các tỉnh miền núi phía Bắc, mà hầu như nơi đâu có đồng bào Tày, Nùng, Thái cư trú lâu đời đều có hát then. Hát then đang được Bộ VHTTDL phối hợp cùng một số tỉnh lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

ÂM NHẠC TRONG NGHI LỄ THEN CẦU YÊN Ở LẠNG SƠN

Dân tộc Tày cư trú đông ở các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn… Trong vùng thường xuyên xuất hiện sự tiếp xúc, giao lưu giữa nhiều tộc người khác nhau, tuy nhiên người Tày vẫn bảo tồn được những giá trị quý báu trong một số phong tục tập quán, trong đó phải kể đến nghi lễ then.

TÍNH SÁNG TẠO TRONG LĨNH VỰC SÁNG TÁC JAZZ Ở VIỆT NAM

Trải qua hơn hai thập kỷ hình thành, phát triển, nhạc jazz Việt Nam tiếp tục khẳng định được diện mạo và phong cách riêng. Các nghệ sĩ, nhạc sĩ tiêu biểu như: Lưu Quang Minh, Quyền Văn Minh, Quyền Thiện Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Nguyễn Tiến Mạnh... đã dần định hình con đường sáng tạo nghệ thuật ngẫu hứng dựa trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của nhạc jazz thế giới, kết hợp với những nét độc đáo của âm nhạc dân gian Việt Nam. Một số nghệ sĩ, nhạc sĩ, du học sinh Việt Nam theo học tại các nước có nền nhạc jazz tiên tiến như: Mỹ, Thụy Điển, Pháp, Ba Lan... đã giao hòa nền văn hóa bản địa với quốc tế.