• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

Các xu hướng chính trong sáng tác ca khúc Việt Nam hiện nay

Ca khúc Việt Nam hình thành từ những năm đầu TK XIX, đến nay, kho tàng ca khúc của nước ta đã có hàng vạn tác phẩm, thể hiện sự phong phú, đa dạng về cả nội dung, đề tài đến bút pháp và phong cách âm nhạc. Dựa vào những yếu tố văn hóa trong ca khúc, chúng tôi tạm chia ca khúc Việt Nam thành 3 xu hướng chính: bám sát bản sắc dân tộc, phỏng theo phong cách âm nhạc nước ngoài và kết hợp yếu tố dân tộc với yếu tố nước ngoài.

Các tổ chức dàn nhạc trong tế đàn Xã Tắc

Các sử liệu về âm nhạc cung đình triều Nguyễn còn tồn tại đến ngày nay đều thống nhất ghi nhận mục đích chính của âm nhạc cung đình là phục vụ các lễ lạt triều nghi, tiếp đón sứ thần nước ngoài, yến tiệc và các sinh hoạt nội cung… Trong gần 400 năm tồn tại, từ đời chúa Nguyễn đến các vua triều Nguyễn sau này, đều coi bộ phận âm nhạc này là Quốc nhạc với những quy định, lề lối nghiêm ngặt trong tổ chức dàn nhạc, biên chế nhạc khí, hệ thống bài bản và phương thức diễn tấu.

Nhìn lại 10 năm thực hiện công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ

Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ là thể loại âm nhạc dân tộc tiêu biểu ở vùng Nam Bộ nước ta. Xuất hiện từ cuối TK XIX, loại hình âm nhạc này phản ánh rõ nét đời sống, tâm tư, tình cảm, sinh hoạt của người dân Nam Bộ trong quá trình khai hoang mở cõi. Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, ĐCTT Nam Bộ đã khẳng định được vị thế, giá trị của mình không chỉ trong lòng khán thính giả yêu mến âm nhạc mà còn cả với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Bài viết khái quát những thành tựu, hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật ĐCTT trong 10 năm qua, kể từ khi Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020 được ban hành.

Đề tài trong các tác phẩm hợp xướng Việt Nam

Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật hợp xướng Việt Nam TK XX vào bối cảnh cả nước đang kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hợp xướng được coi là công cụ tuyên truyền sắc bén, mang tính thời đại, tính xã hội và tính dân tộc. Phần lớn tác phẩm hợp xướng Việt Nam phản ánh thực tại, sinh động trên hai đề tài chính là: ca ngợi cuộc đấu tranh cách mạng, bảo vệ Tổ quốc và ca ngợi công cuộc xây dựng quê hương đất nước. Khi đất nước thống nhất, việc sử dụng các đề tài này vẫn được nhạc sĩ thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau, phù hợp với nhu cầu của thời đại. Đó là những nỗi trăn trở về cuộc sống hiện tại, suy tư về vận mệnh của dân tộc trước cuộc sống đầy biến động...

Hình tượng văn học dân gian, truyền thống trong ca khúc Việt Nam thời đổi mới

Bước vào thời kỳ đổi mới, các hoạt động giao lưu văn hóa ở nước ta diễn ra ngày càng sâu rộng, ca khúc Việt Nam đã và đang có thêm những màu sắc và hơi thở mới. Một số nhạc sĩ đã khai thác, sử dụng hình tượng văn học dân gian, truyền thống một cách đa dạng. Những hình tượng đó có thể từ dân ca, ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, truyện cổ tích, tranh vẽ dân gian, món ăn truyền thống, vật dụng sinh hoạt hằng ngày…, góp phần làm tăng thêm biểu hiện về bản sắc dân tộc trong các ca khúc Việt Nam hiện nay.

Những giá trị tiêu biểu của dân ca đối đáp nam nữ người Việt

Trong kho tàng dân ca của người Việt, dân ca đối đáp nam nữ là một thể loại rất phong phú và đa dạng. Từ những loại hình, làn điệu còn mộc mạc, đơn sơ như hát ví, hát đúm, trống quân, cò lả... đến những loại hình đã phát triển đến tầm cao trên phương diện nghệ thuật âm nhạc như hát ghẹo Phú Thọ, quan họ Bắc Ninh, đều mang những giá trị văn hóa, nghệ thuật độc đáo. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ ra một số giá trị tiêu biểu của thể loại dân ca này ở các địa phương thuộc trung du và châu thổ sông Hồng, từ đó đưa ra một số ý kiến đối với việc lưu giữ, phát huy giá trị của nó trong đời sống văn hóa xã hội hiện đại.

Tương đồng, khác biệt trong diễn xướng hát đúm và quan họ Bắc Ninh

Hát đúm và quan họ Bắc Ninh là hai loại hình ca hát thuộc thể loại dân ca đối đáp nam nữ rất phổ biến của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Cả hai loại hình dân ca này đều có những nét độc đáo trên phương diện nghệ thuật âm nhạc, lời ca và gắn với những yếu tố văn hóa, phong tục độc đáo, đặc sắc. Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ ra một số biểu hiện tương đồng, khác biệt trong diễn xướng hát đúm và quan họ Bắc Ninh, góp phần nêu bật đặc trưng của từng loại hình trong dòng chảy của thể loại dân ca nói chung và bổ sung tư liệu giảng dạy về mảng dân ca đối đáp nam nữ nói riêng.

Thủ pháp ca từ theo lối cổ truyền dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam

Hệ ngôn ngữ đa thanh của người Việt vốn giàu âm điệu và hình tượng, việc sử dụng những thủ pháp ca từ để thích ứng với giai điệu trong âm nhạc lại càng phong phú. Việc khai thác các thủ pháp ca từ mang phong cách cổ truyền dân tộc như dùng từ đệm hay từ điệp cũng biểu hiện ở nhiều ca khúc Việt Nam.

Sự du nhập của nghệ thuật hợp xướng vào Việt Nam

Nghệ thuật hợp xướng có nguồn gốc từ sinh hoạt âm nhạc cộng đồng thời Cổ đại; đến thời Trung cổ, được phát triển ở các nước châu Âu, chịu sự thống trị của đạo Thiên Chúa gắn với nhà nước phong kiến. Qua các thời đại lịch sử, hợp xướng ngày càng phát triển mạnh mẽ, lan rộng đến các nước trên thế giới bằng con đường truyền đạo, giao lưu văn hóa.

Một số biện pháp phát triển ngành Chỉ huy hợp xướng tại Việt Nam trong đào tạo

Trong lĩnh vực âm nhạc, ngành chỉ huy âm nhạc nói chung và chỉ huy hợp xướng nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nâng cao chất lượng biểu diễn âm nhạc. Đồng thời, có những tác động không nhỏ tới đời sống tinh thần của nhân dân. Ngành chỉ huy góp phần tuyên truyền, quảng bá, động viên xã hội hướng tới những giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật cao thông qua các tác phẩm trình diễn trong các chương trình. Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu để đề ra những biện pháp đưa ngành Chỉ huy Hợp xướng phát triển hơn nữa trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Hình tượng nghệ thuật song lập - yếu tố tạo nên thành công cho bài ca cổ Chợ Mới

Những bài ca cổ nổi tiếng và sống được trong lòng người nghe qua các thế hệ không nhiều, trong số đó không thể không nhắc tới Chợ Mới của soạn giả Trọng Nguyễn. Bài viết phân tích và lý giải sự thành công của Chợ Mới dưới góc nhìn nghệ thuật học. Đồng thời khẳng định và tôn vinh giá trị của một tác phẩm nghệ thuật đã được công chúng yêu quý rộng rãi trên nhiều vùng miền đất nước.