• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, gìn giữ nghệ thuật múa truyền thống các dân tộc vùng Nam Bộ

Nam Bộ là vùng đất đa tộc người với đặc thù về khí hậu, địa lý gắn với đời sống lao động của cộng đồng dân cư, đã hình thành nhiều nét văn hóa đặc sắc, độc đáo, được tích hợp qua thời gian, trở thành những di sản văn hóa. Chủ thể văn hóa nơi đây chính vẫn là người Việt, bên cạnh đó là các tộc người thiểu số cư dân bản địa như: Xtiêng, Chơ ro, Mạ, Mnông hoặc di dân như Khmer, Hoa, Chăm, Tày, Mường, Ngái… Bên cạnh những di sản văn hóa đặc sắc như đờn ca tài tử, hát vọng cổ, các điệu hò, điệu lý hay những làng nghề thủ công truyền thống… thì nghệ thuật trình diễn dân gian, trong đó có nghệ thuật múa của các dân tộc góp phần không nhỏ vào bức tranh sắc màu văn hóa đặc sắc vùng Nam Bộ.

Đặc điểm của múa trong lên đồng

Thông qua điền dã dân tộc học, quan sát tham dự nghi lễ lên đồng và phỏng vấn sâu các ông, bà đồng cũng như các con nhang đệ tử thờ Mẫu, bài viết chỉ ra rằng, múa trong lên đồng có nguồn gốc từ việc đáp ứng nhu cầu tâm linh phụng thờ các vị thánh Tam Tứ phủ; có chức năng phản ánh văn hóa lịch sử của dân tộc và đóng vai trò quan trọng như một chất xúc tác tạo nên cảm xúc thăng hoa để người hầu đồng giao tiếp với thần linh. Múa hầu đồng thuộc thể loại múa thiêng và xét về hình thức là loại hình múa đơn, có tính chất ngẫu hứng.

Những đặc điểm của múa cổ điển châu Âu

Múa cổ điển (MCĐ) châu Âu, với phương tiện thể hiện chính là những động tác thông qua các đường nét trên cơ thể diễn viên, có thể miêu tả được mọi khía cạnh tâm hồn, tình cảm, góp phần tạo nên hình tượng, tính cách nhân vật cũng như xung đột, kịch tính của vở diễn. MCĐ châu Âu còn đem đến những động tác uyển chuyển, mềm mại và đầy sự mãnh liệt, mang tính quy phạm, chính xác cao, bởi MCĐ châu Âu có một hệ thống tạo hình hoàn chỉnh, khoa học, đã được đúc kết hàng thế kỷ nay.

Múa Then trong tín ngưỡng văn hóa dân gian của dân tộc Tày

Trong đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân, múa tín ngưỡng gần gũi và gắn bó với phong tục tập quán của các tộc người Việt Nam. Múa tín ngưỡng cũng như các loại hình nghệ thuật múa khác, là một môn nghệ thuật phản ánh các hiện tượng của cuộc sống, khát vọng của con người thông qua hình thức biểu hiện đặc trưng: ngôn ngữ hình thể, điệu bộ, nét mặt, dáng người, qua đội hình, tiết tấu, giai điệu của âm nhạc… Múa tín ngưỡng do thày cúng, thày mo thực hiện, nhằm phục vụ nhu cầu của con người, được hình thành và phát triển trong môi trường tín ngưỡng, nghi lễ và các tập tục của từng dân tộc. Đối với người Tày, múa tín ngưỡng (múa Then) mang ý nghĩa cúng tế, cầu đảo, thể hiện truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt, lao động của đồng bào.

Gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa qua các điệu múa dân gian của người Cao Lan (Thái Nguyên)

Múa dân gian của dân tộc Cao Lan ở Phú Lương, Thái Nguyên phản ánh cuộc sống lao động phong phú, đa dạng qua những động tác múa, nó được thể hiện từ nội dung đến hình thức; từ ngôn ngữ động tác, tính chất đến phong cách, tính cách múa của người thực hiện. Mỗi điệu múa là bức tranh muôn màu về cuộc sống lao động của người dân, đem lại giá trị lớn cho nghệ thuật múa Cao Lan nói riêng và múa dân gian Việt Nam nói chung.

Âm nhạc trong một số tác phẩm múa

Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, lý luận thích ví von hình tượng, đã gọi âm nhạc và múa là “một cặp song sinh”, hay đó là sự gắn bó mật thiết với nhau như “hình với bóng”, như “môi với răng”. Lãng mạn hơn, có người còn ví, hay “múa với nhạc là sự gắn bó hữu cơ, khăng khít như là phần hồn của nhau”. Đó cũng chính là lý do khiến cho các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhận định “âm nhạc là linh hồn của múa”.

Các hoạt động nghệ thuật - "Liều vắc xin tinh thần" góp phần giúp Việt Nam vượt qua đại dịch

Nhìn lại hai năm qua, trên mặt trận chống dịch COVID-19, các văn nghệ sĩ đã thực sự trở thành chiến sĩ. Những hoạt động nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng, đã có cách thức riêng để trở thành vũ khí cùng chung tay vào cuộc chiến chống đại dịch với các lực lượng khác. Tinh thần nhân văn, chia sẻ, xoa dịu nỗi đau trong đại dịch đã được lan tỏa qua nhiều tác phẩm và trên mỗi hành trình chống dịch của rất nhiều nghệ sĩ khắp cả nước.

“Ký sự Trường Sa” – sản phẩm âm nhạc mới của Hà Myo và Thế Phương VBK

“Ký sự Trường Sa” là sản phẩm âm nhạc độc đáo có sự kết hợp EDM, rap và dân ca Nam Trung Bộ do nữ ca sĩ trẻ Hà Myo và Thế Phương VBK thực hiện. Ca khúc ngợi ca vẻ đẹp Trường Sa, ý chí, nghị lực của các chiến sĩ, tình cảm gắn bó giữa các chiến sĩ với người dân đến với đảo, lan tỏa năng lượng và nhiệt huyết cũng như tình yêu Tổ quốc và biển đảo tới thế hệ trẻ.

Giá trị của những ca khúc dân gian đương đại

Việc đưa các yếu tố dân gian vào ca khúc Việt Nam trong những năm gần đây, đã hình thành nên một dòng ca khúc với tên gọi dòng ca khúc dân gian đương đại (DGĐĐ). Trong quá trình hình thành và phát triển, dòng ca khúc này đã có những đóng góp nhất định cho nền văn hóa nước nhà. Đó là việc giữ lại những giá trị của văn hóa dân gian xưa trong cuộc sống đương đại. Bên cạnh đó, ca khúc DGĐĐ còn tham gia vào việc điều chỉnh ngôn ngữ âm nhạc trong giao lưu văn hóa và giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, con người cho thế hệ trẻ, qua đó tạo đà để phát triển ở những năm tiếp theo với những giá trị riêng.

Vai trò của hát nói trong nghệ thuật diễn xướng truyền thống Việt Nam

Hát nói - một thể tài đã hình thành và phát triển lâu đời trong nền văn học nghệ thuật dân gian Việt Nam, không những tạo nên vẻ đẹp cho thơ ca mà còn là phương cách giúp cho nhiều loại hình diễn xướng đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật trình diễn. Hát nói phát triển rực rỡ vào khoảng cuối TK XVIII đến TK XIX, gắn liền với những tác giả tài danh như: Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà… Đến nay, hát nói vẫn là nguồn chất liệu dồi dào trong các tác phẩm đương đại mang âm hưởng dân gian, cho thấy sức sống bền bỉ của thể loại này trong đời sống nghệ thuật dân tộc Việt Nam.