Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi
Nổi bật
Xây dựng Bộ Chỉ số văn hóa quốc gia vì sự phát triển bền vững
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa và sự phát triển kinh tế, xã hội đã, đang được nhiều học giả quan tâm. Tuy nhiên, việc làm rõ vai trò của văn hóa trong sự phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là sự phát triển bền vững của một cộng đồng, một địa phương hay một quốc gia, không phải là một nhiệm vụ dễ. Lý do đầu tiên ảnh hưởng tới việc đo đạc tác động này nằm ở sự trừu tượng và đa dạng trong định nghĩa khái niệm văn hóa và trong việc xác định các nội hàm của khái niệm này.
Bảo tàng và di tích thời đại dịch
Đại dịch COVID-19 bùng phát, gây ảnh hưởng nặng nề tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của mọi quốc gia trên thế giới. Hoạt động của hệ thống bảo tàng, di tích toàn cầu cũng không nằm ngoài bối cảnh ấy, theo đó, Chính phủ của mỗi nước đã có sự đầu tư, chỉ đạo, chuyển hướng hoạt động, theo những mức độ và điều kiện khác nhau. Với bảo tàng và di tích, đó là đầu tư cho công nghệ nhằm thay đổi cách tiếp cận với công chúng. Ở nước ta, cho dù công nghệ phát triển chậm hơn, nhưng hoạt động của hệ thống bảo tàng, di tích cũng đã có sự lột xác đáng kể để tiếp cận với thế giới, thích ứng với đại dịch.
Từng bước xây dựng Hưng Yên trở thành một trung tâm di sản văn hóa đặc sắc tại khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước
LTS: Ngày 12-11- 2021, tại Quyết định số 1909/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Đây là chiến lược quan trọng, định hướng cho công cuộc “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những tác động to lớn với kinh tế, xã hội và con người của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng...”. Kể từ số này, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật mở chuyên mục “Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 “ với mong muốn nhận được những bài viết nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và tổng kết thực tiễn, các bài viết chuyên sâu phản ánh những vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai chiến lược; những mô hình, cách làm hay; những cá nhân tiêu biểu, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; những vướng mắc, bất cập về thể chế, cơ chế chính sách, những điểm nghẽn cần tháo gỡ, giải quyết... Bài viết xin gửi thư điện tử theo địa chỉ: [email protected]. Trong bài ghi rõ, gửi cho chuyên mục “Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030” (VHNT).
Vai trò của du lịch văn hóa trong phát triển công nghiệp văn hóa tại Việt Nam
Thời gian qua, câu chuyện mối quan hệ giữa phát triển du lịch với phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được quan tâm và tạo ra những luồng quan điểm khác nhau. Bên cạnh mối quan hệ tương hỗ bất biến, một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, rất cần phát triển du lịch văn hóa thành một ngành CNVH, nhưng những nhà du lịch học lại cho rằng, bản thân du lịch đã là một ngành kinh tế tổng hợp, có yếu tố công nghiệp dịch vụ đặc thù nên việc phát triển du lịch văn hóa thành ngành CNVH là không hợp lý, mà chỉ nên phát triển ngành CNVH dựa trên ngành kinh tế du lịch, trong đó có du lịch văn hóa. Dù theo quan điểm nào thì vai trò của du lịch trong phát triển CNVH là rất lớn và ngược lại, vai trò của văn hóa trong phát triển du lịch cũng chiếm một vị trí quan trọng. Vấn đề là làm thế nào để du lịch văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong phát triển ngành CNVH tại Việt Nam trong thời gian tới?
Khái lược về môi trường văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa nơi công cộng
Đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, nhất là ở các đô thị, các thành phố lớn. Quá trình này đã làm tăng thêm tính đa dạng và phức tạp của các tỉnh, thành. Các không gian công cộng ngày càng được xây dựng nhiều và mở rộng. Không chỉ có vậy, cộng đồng dân cư tập trung ở các đô thị, các thành phố cũng ngày một đông. Môi trường văn hóa nơi công cộng vốn phù hợp với đời sống những năm tháng của TK XX trở về trước, dường như đã trở nên không còn phù hợp với đô thị hiện đại, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các đô thị, các tỉnh, thành phố.
Tột cùng văn hóa là con người
Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra tại Thủ đô Hà Nội (24-11-2021) là một sự kiện văn hóa lớn của đất nước trong bối cảnh đại dịch COVID-19, được coi là một “Hội nghị Diên Hồng về văn hóa” của TK XXI. Bài phát biểu chỉ đạo hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các ý kiến của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu tham dự Hội nghị tập trung vào một chủ đề quan trọng: “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc”, “nói lên bản sắc của Dân tộc”, “Văn hóa còn thì Dân tộc còn” (1). Chủ thể của văn hóa là con người. Vì thế, nhận thức của không riêng người nào làm công tác văn học nghệ thuật - trước hết và cần thiết hướng đến con người khi bàn về văn hóa. Văn hào Nga M. Gorki đã viết: “Con Người! Hai tiếng ấy vang lên tự hào biết bao!”. Nếu nói có một thứ “tài nguyên văn hóa”, thì con người chính là “tài nguyên của tài nguyên” của bất kỳ quốc gia, dân tộc nào trên thế giới từ xưa tới nay.
Con người, nguồn nhân lực và văn hóa - Từ tầm nhìn hiện đại
Con người, nguồn nhân lực và văn hóa là một đề tài kép, nếu chúng ta đọc kỹ Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và bài viết của GS, TS. Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được công bố sau Đại hội (1). Nhìn nhận một cách tổng thể hệ thống đề tài: Con người, nguồn lực về văn hóa đã được nhiều nhà khoa học, các ngành: nhân học, xã hội học, tâm lý học, văn hóa học khảo chứng, biện giải, đánh giá về mặt học thuật và thực tiễn đời sống, một cách tương đối có hệ thống kể từ Đại hội Đảng IX trở đi.
Vai trò của cộng đồng trong quản lý hoạt động văn hóa tại các cơ sở tín ngưỡng
Khoảng 20 năm trở lại đây, hoạt động văn hóa ở các cơ sở tín ngưỡng có nhiều thay đổi, bắt nguồn từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phong trào phục hồi các sinh hoạt văn hóa truyền thống nở rộ ở nhiều nơi đã khiến cho hoạt động văn hóa trong các cơ sở tín ngưỡng đa dạng, phong phú nhưng cũng trở nên ngày càng phức tạp. Trong bối cảnh kinh tế, xã hội biến đổi ngày càng mạnh mẽ, bên cạnh những mặt tích cực, đã xuất hiện việc phát triển tự phát, lệch chuẩn trong các hoạt động tại một số cơ sở tín ngưỡng, lợi dụng tín ngưỡng để vi phạm pháp luật. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đối với các hoạt động văn hóa tại các cơ sở tín ngưỡng là rất cần thiết.
Một số vấn đề về mô hình quản lý văn hóa ở Việt Nam hiện nay
Phát triển văn hóa và quản lý văn hóa là chủ đề được giới nghiên cứu và các nhà quản lý ở Việt Nam quan tâm bàn luận trong những năm vừa qua. Trước những biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường của thế giới hiện nay, vấn đề quản lý văn hóa nhằm thúc đẩy sự phát triển văn hóa hướng tới mục tiêu phát triển bền vững con người và xã hội càng được chú trọng. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là có hay không một mô hình quản lý văn hóa phù hợp ở Việt Nam hiện nay trên cả hai phương diện: nhận thức và thực tiễn
Quản lý thiết chế văn hóa cơ sở: Thực trạng và giải pháp
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Người dân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng thụ hưởng văn hóa, nhiều công trình văn hóa đã ra đời từ cấp trung ương đến cấp cơ sở, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy Đảng chính quyền và sự đồng tình ủng hộ của toàn thể quần chúng nhân dân, các thiết chế văn hóa ở nước ta hiện nay ngày càng phát triển về bề rộng lẫn chiều sâu.