• Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

Xây dựng văn hóa đạo đức thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu trong cán bộ, đảng viên

Tham ô, lãng phí và quan liêu là những “căn bệnh” nguy hiểm và là nguy cơ lớn đối với mọi chế độ. Ngày nay, tham nhũng, lãng phí, quan liêu đang diễn biến phức tạp, trở thành vấn đề nhức nhối, đe dọa nghiêm trọng đến tiến trình phát triển của nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Bởi vậy, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu luôn được coi là nhiệm vụ cấp bách của mọi nhà nước, mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhận định bốn nguy cơ mà Đảng ta chỉ ra từ Đại hội VII vẫn tồn tại, trong đó tình hình “Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cũng như trong mâu thuẫn xã hội còn diễn biến phức tạp”(1).

Xây dựng môi trường văn hóa ở Thủ đô Hà Nội trong định hướng phát triển bền vững

Hiện nay, các đô thị Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý phát triển đất nước, đặc biệt là khi nước ta đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trước tác động của tiến trình toàn cầu hóa, đô thị hóa, bộ mặt kinh tế, xã hội của nước ta có nhiều biến đổi. Trong đó, môi trường văn hóa (MTVH) ở Thủ đô Hà Nội đang có những thay đổi theo hướng hiện đại, bộc lộ cả những tích cực lẫn hạn chế. Do đó, việc xây dựng MTVH ở thủ đô hiện nay chính là điều kiện để thị dân có thể tồn tại, giao tiếp, lao động và sáng tạo. Bài viết đề cập đến một số nội dung trong xây dựng MTVH ở Hà Nội trong định hướng phát triển bền vững.

Giải pháp xây dựng và phát huy văn hóa doanh nghiệp, phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 ở Việt Nam hiện nay

Đại dịch COVID-19 đã đặt ra những thách thức chưa từng có, tác động đáng kể đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Dịch COVID-19 đã, đang và sẽ tiếp tục làm giảm tổng cầu xã hội và gia tăng nạn thất nghiệp, gây áp lực mạnh đến công tác bảo đảm an sinh, thu nhập, việc làm theo cả quy mô quốc gia và quốc tế. Sau khi xảy ra đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp của Việt Nam phải đối mặt với môi trường đầy rủi ro và biến động, định hướng phát triển phải điều chỉnh lại để thích ứng hiệu quả. Bài viết đề cập đến thực trạng doanh nghiệp Việt Nam và một số giải pháp xây dựng, phát huy văn hóa doanh nghiệp để phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 ở Việt Nam hiện nay.

Một số hạn chế phổ biến trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Văn hóa doanh nghiệp giúp nâng cao hiệu suất, góp phần tạo ra doanh số và lợi nhuận, giúp mang đến trải nghiệm khách hàng và trải nghiệm nhân viên hoàn hảo, xây dựng bộ máy gắn bó, định hướng rõ ràng cho nhân viên mới, ngăn ngừa khủng hoảng và góp phần gia tăng thiện cảm của cộng đồng. Văn hóa doanh nghiệp tốt mang lại sự “hạnh phúc” cho nhân viên. Văn hóa là công cụ bảo tồn, duy trì những giá trị của doanh nghiệp đang có và tạo thành nền tảng phát triển cho doanh nghiệp. Vì thế, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một công việc rất quan trọng, cần được làm xuyên suốt, thống nhất và bền bỉ.

Giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường văn hóa công cộng

Môi trường là nơi có nhiều chủ thể cùng tồn tại: Chủ thể của đơn vị dân cư đã cư trú lâu đời ở vùng đất đó lập thành làng, bản, khu dân cư, tổ dân phố có gắn bó, quan hệ mật thiết với nhau; chủ thể là các đơn vị sản xuất, dịch vụ làm ra sản phẩm vật chất và lưu thông, phân phối các sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội; chủ thể là các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp của nhà nước đóng trên địa bàn như trụ sở UBND, trường học, trạm y tế, trung tâm văn hóa, đài truyền thanh, đồn công an, đơn vị quân đội. Xây dựng môi trường văn hóa công cộng thực chất là xây dựng môi trường văn hóa xã hội trong không gian sống và hoạt động của con người. Nếu xem xét môi trường văn hóa ở một nơi nào đó là một hệ thống lớn thì trong hệ thống đó có nhiều tiểu hệ thống. Muốn nâng cao chất lượng xây dựng môi trường văn hóa công cộng, chúng ta cần phải có những giải pháp trọng tâm, lâu dài, đồng bộ tác động vào các hệ thống tạo sự chuyển biến tới cả các tiểu hệ thống.

Thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đã đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải đương đầu với không ít những khó khăn, thách thức và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do đó, cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp là một trong những phương thức quan trọng tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp, tạo ra sự khác biệt và nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Văn hóa doanh nghiệp thúc đẩy Viettel tăng trưởng

Trong 2 năm đại dịch COVID-19 vừa qua, Viettel cũng như nhiều doanh nghiệp khác tại Việt Nam và trên thế giới phải đối mặt với vô vàn khó khăn do diễn biến tiêu cực của dịch bệnh. Tuy nhiên, dịch COVID-19 cũng thúc đẩy Viettel thực hiện sớm hơn các mục tiêu chuyển đổi và giúp Viettel đạt được sự tăng trưởng kinh doanh, đồng thời trở thành đơn vị đi đầu trong hỗ trợ Chính phủ và người dân, các doanh nghiệp khác vượt qua đại dịch. Một trong những yếu tố giúp Viettel trở nên linh hoạt và mạnh mẽ hơn trong đại dịch, đó là do bộ Gen của người Viettel hay nói đúng hơn là văn hóa doanh nghiệp của Viettel đã trở thành sức mạnh nội sinh giúp Viettel vượt qua nghịch cảnh.