• Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

Một số vấn đề về mô hình quản lý văn hóa ở Việt Nam hiện nay

Phát triển văn hóa và quản lý văn hóa là chủ đề được giới nghiên cứu và các nhà quản lý ở Việt Nam quan tâm bàn luận trong những năm vừa qua. Trước những biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường của thế giới hiện nay, vấn đề quản lý văn hóa nhằm thúc đẩy sự phát triển văn hóa hướng tới mục tiêu phát triển bền vững con người và xã hội càng được chú trọng. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là có hay không một mô hình quản lý văn hóa phù hợp ở Việt Nam hiện nay trên cả hai phương diện: nhận thức và thực tiễn

Quản lý thiết chế văn hóa cơ sở: Thực trạng và giải pháp

Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Người dân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng thụ hưởng văn hóa, nhiều công trình văn hóa đã ra đời từ cấp trung ương đến cấp cơ sở, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy Đảng chính quyền và sự đồng tình ủng hộ của toàn thể quần chúng nhân dân, các thiết chế văn hóa ở nước ta hiện nay ngày càng phát triển về bề rộng lẫn chiều sâu.

Những đề xuất về phát triển điện ảnh

Về cơ bản và tổng thể, Dự thảo Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 đã xác định và vạch ra những kế hoạch hành động không chỉ trong một thập kỷ mà còn là tiền đề cho những năm sau này.

Hoàn thiện thể chế và công cụ quản lý di sản văn hóa

Mục tiêu chung trong Dự thảo Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 được xác định là “Khơi dậy khát vọng cống hiến vì Tổ quốc, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa và con người Việt Nam, từng bước xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế” (1). Câu hỏi đặt ra là: Di sản văn hóa (DSVH) cần được bảo tồn như thế nào để có thể góp phần thực hiện mục tiêu chung đó? Theo tôi, trước hết phải hiểu thấu đáo và nhận diện đầy đủ đối tượng cần được bảo tồn và phát huy, trong đó có nội hàm của khái niệm DSVH. Thứ nữa là cần liên tục bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý với tư cách là công cụ quan trọng để điều chỉnh hành vi, thái độ ứng xử của các tầng lớp cư dân trong xã hội đối với các đối tượng cần được bảo tồn. Và cuối cùng là xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, dự án có chất lượng làm cơ sở khoa học huy động các nguồn lực xã hội cho các hoạt động bảo tồn DSVH.

Lễ ăn trâu của người Gia rai từ góc nhìn văn hóa

Lễ hội ăn trâu được coi là một điểm nhấn trong đời sống tinh thần của tộc người Gia rai nói riêng và các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên nói chung. Nó thể hiện rõ nét tính cố kết cộng đồng, khát vọng hướng đến những giá trị nhân văn sâu sắc, được nhiều thế hệ của tộc người thực hành và trao truyền. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do quá trình vận động nội tại của buôn làng hay do những tác động từ bên ngoài mà lễ hội ăn trâu truyền thống đã có những biến đổi nhất định về mặt hình thức thực hành nghi lễ, thậm chí bị lạm dụng hoặc biến tướng theo chiều hướng bạo lực, trở nên phản cảm và bị một bộ phận cộng đồng xã hội lên án. Điều đó đặt dấu hỏi cho các cơ quan chức năng về việc quản lý cũng như duy trì lễ hội như thế nào trong thời gian tới?

Góp phần tìm hiểu quan điểm của V.I.Lênin về văn học nghệ thuật

Là một người chiến sĩ hành động, khi nghiên cứu lý luận cách mạng để cải tạo thế giới, V.I.Lênin rất quan tâm đến lĩnh vực văn học nghệ thuật, coi đây là hoạt động tinh thần, gắn chặt với phương diện hiện thực của đời sống xã hội. Các ý kiến chỉ đạo của ông về văn học nghệ thuật hợp thành một hệ thống lý luận văn nghệ cách mạng phong phú. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, tìm hiểu quan điểm của V.I.Lênin về văn học nghệ thuật có ý nghĩa hết sức to lớn, là cơ sở để tiếp tục nhận thức đúng đắn và thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng ta về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.

Lễ hội truyền thống - dòng chảy không đứt gãy

Văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam đã được xây dựng, hun đúc từ hàng nghìn năm, trải qua những thăng trầm của lịch sử, những giá trị văn hóa đó ngày càng được bồi đắp, trở nên bền vững hơn. Việc dâng hương ở các cơ sở thờ tự tôn giáo, tín ngưỡng đã trở thành nét đẹp thường thấy mỗi khi Tết đến Xuân về. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà lễ hội truyền thống ở các làng quê không ít lần bị gián đoạn. Đặc biệt, từ năm 2020 đến đầu tháng 3- 2021, khi dịch bệnh COVID-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, các thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng đã phải đóng cửa, lễ hội không được tổ chức.

Vận dụng lý thuyết tương đối văn hóa bàn về ứng xử văn hóa đối với tục hiến sinh trong một số lễ hội truyền thống

Lễ hội truyền thống của người Việt được ví như một bảo tàng sống tái hiện những trầm tích văn hóa của lịch sử con người ở một vùng đất. Trong số các trầm tích ấy có tục hiến sinh. Việc duy trì một số tục hiến sinh trong lễ hội truyền thống như thế nào vẫn còn những ý kiến khác nhau. Bài viết này, chúng tôi vận dụng lý thuyết tương đối văn hóa của ngành nhân học văn hóa để bàn luận, tìm ra cách ứng xử hợp lý dựa vào tâm thức của người dân, đối với tục hiến sinh trong một số lễ hội truyền thống, được dư luận xã hội quan tâm trong thời gian gần đây.