• Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

Xây dựng "thế trận lòng dân" - nhân tố cốt lõi trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Xây dựng “thế trận lòng dân”, dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc chiến thắng kẻ thù là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đảng ta với đường lối xây dựng “thế trận lòng dân” đúng đắn, sáng tạo đã tạo nên những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng “thế trận lòng dân” cũng là bí quyết làm nên sức mạnh Việt Nam, làm nên giá trị của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.

Luận điểm "xóa bỏ tư hữu" và phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Kinh tế tư nhân đang trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, tạo lực đẩy cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đó là kết quả quá trình nhận thức của Đảng trong lãnh đạo đổi mới và phát triển kinh tế, là sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam và ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn trong thực tiễn xây dựng đất nước.

Phương thức tác động của tâm lý tiểu nông đến con người Việt Nam hiện nay: giải pháp và khắc phục

Tâm lý tiểu nông là một dạng biểu hiện của văn hóa truyền thống đã ăn sâu bén rễ vào từng con người Việt Nam hàng ngàn năm nay, nó chi phối suy nghĩ và hành vi của con người Việt Nam trước đây và cả bây giờ. Tâm lý ấy nảy sinh và phản ánh trực tiếp phương thức sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, mang tính tự phát, manh mún, tự cung, tự cấp, với những biểu hiện tiêu cực như tâm lý thu vén cá nhân, tư lợi; nếp nghĩ theo kinh nghiệm, tính bảo thủ, ngại thay đổi; tâm lý cộng đồng không dám thể hiện chính kiến, quan điểm riêng; thói tùy tiện, vô nguyên tắc, ý thức kỷ luật kém, trọng lệ hơn luật, trọng tình hơn lý; tâm lý địa phương, cục bộ, dòng họ, thụ động, cầu an, tầm nhìn thiển cận; tâm lý bình quân chủ nghĩa… Do đó, chúng ta cần nhận diện phương thức tác động trực tiếp của tâm lý tiểu nông đến con người để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của nó trong quá trình xây dựng con người mới Việt Nam.

Huy động nguồn tài trợ của xã hội cho phát triển văn hóa - giải bài toán khó thế nào?

Vừa qua, tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, đã diễn ra Lễ tiếp nhận tài trợ đầu tư bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc từ Tập đoàn Tuần Châu - do Chủ tịch Tập đoàn này là ông Đào Hồng Tuyển đại diện trao tặng, dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện. Đây là sự kiện tài trợ đầu tư trực tiếp cho sự nghiệp giữ gìn và phát triển văn hóa từ một doanh nghiệp với số tiền lên tới 20 tỷ đồng. Đây có thể là sự khởi đầu, truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp cùng chung tay bảo vệ và phát huy những giá trị di sản văn hóa, để góp phần đưa văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của một xã hội phát triển bền vững. Nhân sự kiện này, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật đã có trao đổi với PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Ông bày tỏ:

Nâng cao khả năng tự đề kháng của thanh niên Việt Nam trước những quan điểm sai trái, thù địch hiện nay

Thanh niên Việt Nam là những chủ nhân tương lai của đất nước, được Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu đặt trọn niềm tin, trao truyền cho lá cờ bách chiến, bách thắng đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đến thành công. Đó là vinh dự, tự hào của thế hệ thanh niên, song, cũng là trách nhiệm vô cùng nặng nề, lớn lao. Để thực hiện có hiệu quả chức trách, nhiệm vụ đó, việc nâng cao khả năng tự đề kháng cho thanh niên trước những quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa mang tính cấp bách trước mắt, đồng thời cũng là nhiệm vụ thường xuyên, cơ bản, lâu dài.

Vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn lễ hội

Qua nghiên cứu lễ hội Kuroshima Tenryo, tỉnh Ishikawa, Nhật Bản, chúng tôi mong muốn tìm hiểu và khẳng định vai trò của cộng đồng trong việc tổ chức và bảo tồn lễ hội truyền thống. Trước nhiều khó khăn và thách thức trong đời sống hiện nay, chính quyền cùng với cộng đồng địa phương đã có những giải pháp để giải quyết những khó khăn này, từ việc thiếu hụt nguồn nhân lực để tổ chức lễ hội cho đến nguồn kinh phí tổ chức lễ hội; bên cạnh đó là việc nâng cao ý thức của cộng đồng. Việc nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với di sản và trao quyền cho cộng đồng để họ trở thành những người chủ quản lý di sản của chính mình là một trong những cách thức để bảo tồn di sản văn hóa trong xã hội hiện nay.

Bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người Việt Nam

Vấn đề xây dựng, bồi dưỡng, phát huy các nguồn lực cho sự phát triển là nhiệm vụ quan trọng của mọi quốc gia, nhất là nguồn lực con người. Một trong các yếu tố làm nên những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trong hơn 30 năm đổi mới ở Việt Nam là đã biết khai thác, phát huy các nguồn lực, đặc biệt nguồn lực con người. Tuy nhiên, để phát triển nhanh và bền vững hơn nữa, Việt Nam cần tiếp tục khắc phục những hạn chế của mình trong quá trình phát huy nguồn lực quan trọng này.

Vai trò của người cao tuổi trong việc giữ gìn và trao truyền các di sản văn hóa phi vật thể

Thực tế ở cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã chứng minh, người cao tuổi có vai trò quan trọng, có nhiều đóng góp vào cuộc sống gia đình và cộng đồng. Trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể, người cao tuổi không chỉ là người nắm giữ những kỹ năng, bí quyết quan trọng mà còn là người trao truyền của cộng đồng. Thông qua nghiên cứu trường hợp làm thuyền độc mộc ở một số dân tộc vùng Tây Nguyên, bài viết làm rõ vai trò của người cao tuổi trong việc giữ gìn và trao truyền văn hóa phi vật thể thông qua các kỹ năng và kỹ thuật tạo tác con thuyền, trong những phong tục tập quan hay kiêng kỵ lên quan đến quá trình tìm cây, lấy gỗ, làm thuyền và sử dụng thuyền ở chính cộng đồng mình.

Quan điểm, định hướng, mục tiêu bảo tồn, phát huy di sản văn hóa vật thể ở Việt Nam

Di sản văn hóa vật thể (DSVHVT) của thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia được công nhận, quản lý bởi UNESCO. Tổ chức này lập danh mục, đặt tên, bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Những vị trí được đưa vào danh sách di sản thế giới có thể được nhận kinh phí từ Quỹ Di sản thế giới theo một số điều kiện nào đó. Ủy ban này được thành lập bởi Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, gọi tắt là Công ước Di sản thế giới, được Đại hội đồng   UNESCO chấp nhận ngày 16 - 11 - 1972. Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá, lâu đời nhất.