• Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

MỘT SỐ ĐIỂM ĐỘC ĐÁO VỀ TƯ TƯỞNG THÂN DÂN THỜI TRẦN

Tư tưởng về một nền chính trị nhân nghĩa, thân dân là giá trị đặc thù nhất và quý giá nhất trong lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam, thường xuyên chi phối sự phát triển của dân tộc, đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, chống áp bức bóc lột và tiến bộ xã hội. Tư tưởng thân dân đã trở thành chuẩn mực để người dân Việt Nam đánh giá về một nền chính trị.

BIẾN ĐỔI GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Trong điều kiện toàn cầu hóa đời sống kinh tế, việc xây dựng nền kinh tế thị trường là yêu cầu bắt buộc để nước ta hội nhập vào đời sống kinh tế quốc tế, tận dụng điều kiện bên ngoài cho sự phát triển kinh tế trong nước. Nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vừa mang những đặc trưng chung của kinh tế thị trường vừa có những đặc điểm riêng của nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn chuyển tiếp. Những đặc điểm này in dấu ấn lên đời sống mọi mặt của xã hội, trong đó có đời sống đạo đức. Việc chuyển từ nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã tạo nên sự biến đổi mạnh mẽ trong đời sống đạo đức của xã hội. Hàng loạt vấn đề đặt ra liên quan đến việc nhận thức và xử lý trong thực tiễn mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế... nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, bảo đảm phát huy nhân tố đạo đức truyền thống dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.

MỘT CÁCH TIẾP CẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ

Trong xã hội, văn hóa với chính trị luôn có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau. Văn hóa phục vụ chính trị, văn hóa đi vào chính trị với tính cách là động lực và mục tiêu của hoạt động chính trị; chính trị lãnh đạo văn hóa, gắn liền với văn hóa và sự tồn tại của chính trị còn hiện diện với tính cách một phẩm văn hóa. Điều đó thể hiện rõ nét ở nhận thức chính trị, thái độ chính trị của dân chúng, tình cảm và niềm tin của dân chúng đối với giai cấp cầm quyền; các mô hình đảng phái chính trị; trách nhiệm tham dự chính trị, các mối liên hệ xã hội, sự xã hội hóa chính trị, tính cách dân tộc và các nhóm xã hội… Tuy nhiên, quan niệm văn hóa chính trị thời hiện đại với tư cách là một khái niệm khoa học thì lại có rất nhiều định nghĩa khác nhau.

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975, ĐỈNH CAO CỦA NGHỆ THUẬT CHIẾN TRANH NHÂN DÂN

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã kết tinh một hệ thống đa giá trị, trong đó có giá trị văn hóa, nghệ thuật quân sự được biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng và độc đáo, được lớp lớp con cháu lưu giữ, kế thừa, phát huy lên tầm cao mới nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó là sự kế thừa có chọn lọc, phát triển bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam - giá trị nhân đạo, nhân văn vì con người và do con người. Đại thắng mùa xuân 1975 là một trong những đỉnh điểm tỏa sáng giá trị, nghệ thuật quân sự Việt Nam kết tinh từ lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước, sự tỏa sáng được thể hiện ở tính chất, sức mạnh và phương thức chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Ý THỨC NỮ QUYỀN Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX

Vấn đề nữ quyền là một phạm trù lịch sử. Trải qua mỗi thời đại, vấn đề nữ quyền được nói đến với những biểu hiện cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, bản chất của sự xuất hiện ý thức nữ quyền trong mọi thời đại đều xuất phát từ bất bình đẳng nam - nữ trong xã hội.

VAI TRÒ CỦA CỔ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

Carl Jung (1875 - 1961), nhà tâm lý học người Thụy Sĩ, người sáng lập tâm lý học phân tích là một nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới với tư cách một người đề xuất và giới thiệu nhiều khái niệm mới trong khoa học tâm lý. Rất nhiều những thuật ngữ như hướng nội, hướng ngoại, vô thực tập thể, phức cảm, cổ mẫu... đã được những người bình thường biết đến và trở thành những khái niệm cơ bản mỗi khi ai đó muốn đề cập đến lý thuyết tâm lý học phân tích của ông. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin trình bày một vài điểm căn bản về khái niệm cổ mẫu, vốn được coi như hạt nhân của tâm lý học phân tích, trên cơ sở công trình của những người đi trước.

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP, VĂN HÓA DOANH NHÂN VIỆT NAM

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình, vai trò của các doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân ngày càng được đề cao và coi trọng. Vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân nổi lên như một yêu cầu cấp thiết, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực hội nhập, khả năng cạnh tranh, khẳng định uy tín, hướng tới phát triển bền vững. Trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp thành công nhờ phát huy vai trò của văn hóa doanh nghiệp. Apple, Toyota, Sony, Samsung, IBM, Audi, Nike... là một số ví dụ về các mẫu hình doanh nghiệp như vậy. Văn hóa doanh nghiệp là chất keo dính kết nối các thành viên trong công ty, thúc đẩy họ nỗ lực sáng tạo, cống hiến, đóng góp vào sự phát triển chung. Văn hóa trở thành nhân tố then chốt tác động tới mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, từ tổ chức, quản lý, điều hành đến phong cách lãnh đạo, cách ứng xử của nhân viên, các quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có môi trường làm việc năng động, sáng tạo, dân chủ, được điều hành bởi những doanh nhân tài năng, có tầm cao văn hóa luôn là những doanh nghiệp có thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế.