• Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

Hoàn thiện quan điểm của Đảng về văn hóa, con người góp phần phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam

Sức mạnh mềm là một khái niệm do giáo sư người Mỹ là Joseph Samuel Nye đưa ra trong một cuốn sách xuất bản năm 1990. Sau đó, khái niệm này được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới. Sức mạnh mềm được thực hiện thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục, không phải là áp đặt, cưỡng chế, nghĩa là việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo những thứ mình muốn. Sức mạnh mềm văn hóa, các giá trị văn hóa, con người, thể chế của quốc gia, tạo nên sự hấp dẫn, sức lan tỏa có khả năng ảnh hưởng, thu hút của một quốc gia này đối với quốc gia khác nhằm đạt được lợi ích thông qua các hoạt động văn hóa. Đồng hành cùng sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã đề ra nhiều quyết sách, trong đó có những quan điểm chỉ đạo góp phần phát huy sức mạnh mềm văn hóa phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Xây dựng và củng cố niềm tin khoa học trong đời sống văn hóa ở Việt Nam hiện nay

Xây dựng và củng cố niềm tin khoa học trong đời sống văn hóa ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, định hướng, thúc đẩy và hiện thực hóa các hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người trong việc cải tạo tự nhiên, xã hội và con người trong quá trình hướng đến các chuẩn mực giá trị chân, thiện, mỹ. Trên cơ sở phân tích, làm rõ niềm tin tôn giáo, niềm tin khoa học, thực trạng niềm tin khoa học, tác giả đề xuất những giải pháp cơ bản để xây dựng và củng cố niềm tin khoa học trong đời sống văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

Sức mạnh mềm văn hóa với sự phát triển bền vững

Trong xu thế phát triển hiện nay, sức mạnh mềm văn hóa đã trở thành một nguồn tài nguyên quyền lực mới, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các quốc gia. Các nước trên thế giới, dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển, đều quan tâm xây dựng, củng cố, khai thác sức mạnh mềm văn hóa như một nhiệm vụ mang tầm chiến lược quốc gia. Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam nằm ở chính giá trị nội sinh của văn hóa Việt Nam. Chỉ những giá trị đó mới đủ sức nặng, đủ bản lĩnh, uy tín, sức thuyết phục và sức lôi cuốn, hấp dẫn để lan tỏa và thâm nhập vào các nền văn hóa/cộng đồng khác nhau trên thế giới.

Từ nghề chạm khắc gỗ ở Việt Nam, tìm hiểu về sự giao lưu và tiếp biến văn hóa

Nghề thủ công xuất hiện và phát triển trong các làng quê Việt Nam từ rất sớm, trong đó có nghề mộc. Sản phẩm của làng nghề mộc khá đa dạng về mẫu mã, kích thước, phong phú chủng loại và đạt đến trình độ thẩm mỹ cao, tập trung chủ yếu vào đồ gia dụng, đồ thờ cúng và đồ mỹ nghệ cao cấp. Những sản phẩm này đã đáp ứng được thị hiếu của khách hàng trong nước và quốc tế, trong đó có Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản... Bên cạnh đó là tín ngưỡng thờ Tổ nghề mộc (Lỗ Ban, người Trung Quốc), một thành tố quan trọng trong hệ thống di sản văn hóa của các làng nghề mộc ở Việt Nam.

Đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"

Đấu tranh với những biểu hiện đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Một trong những biện pháp hữu ích vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa mang tính chiến lược cơ bản lâu dài là đấu tranh với những cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” làm giảm sút uy tín, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Xây dựng "thế trận lòng dân" - nhân tố cốt lõi trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Xây dựng “thế trận lòng dân”, dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc chiến thắng kẻ thù là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đảng ta với đường lối xây dựng “thế trận lòng dân” đúng đắn, sáng tạo đã tạo nên những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng “thế trận lòng dân” cũng là bí quyết làm nên sức mạnh Việt Nam, làm nên giá trị của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.

Luận điểm "xóa bỏ tư hữu" và phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Kinh tế tư nhân đang trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, tạo lực đẩy cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đó là kết quả quá trình nhận thức của Đảng trong lãnh đạo đổi mới và phát triển kinh tế, là sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam và ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn trong thực tiễn xây dựng đất nước.