• Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

PHÁT TRIỂN HÀNG HÓA DU LỊCH Ở TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG HIỆN NAY

Toàn cầu hóa ngày nay có tác động mạnh mẽ tới nhiều lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt là hoạt động du lịch. Sự tác động này khiến nhiều tập đoàn, công ty du lịch xuyên quốc gia ra đời và phát triển, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Việt Nam nói chung và tiểu vùng sông Mekong, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng nhiều năm nay đã đạt được thành tích đáng kể trong phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống bản địa và nền kinh tế xã hội. Việc phát triển hàng hóa du lịch ở tiểu vùng sông hiện nay có những thách thức lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực để vượt qua.

VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM

LTS: Trong các ngày 03 và 04-10-2015, tại TP.HCM diễn ra cuộc Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức. Tham dự có hơn 150 nhà khoa học, các văn nghệ sĩ tiêu biểu, các cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn học, nghệ thuật ở trung ương và một số tỉnh, thành phố. Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Lê Khả Phiêu, Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã tới dự và phát biểu gợi mở một số vấn đề căn cốt, có giá trị định hướng trong quá trình triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới và Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. VHNT trích đăng ý kiến kết luận cuộc Hội thảo quan trọng này của PGS,TS Nguyễn Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

Văn hóa Việt Nam đương đại, một góc nhìn

Công cuộc đổi mới đất nước đến nay đã có một khoảng thời gian gần 30 năm kinh nghiệm để từ đó Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhìn lại tiến trình xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Bước sang TK XXI, đặc biệt là từ năm 2014, đất nước ta bước vào giai đoạn tăng tốc cho sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, diện mạo văn hóa Việt Nam đã có những đổi thay đáng kể.

VĂN HÓA ỨNG XỬ, NÓI THÊM NHỮNG ĐIỀU CẦN NÓI

Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình.

VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC GIỮ GÌN DI SẢN

Bảo tồn các di sản văn hóa không đơn thuần chỉ là giữ nguyên hiện trạng của di sản, hay bảo tồn các yếu tố của nền văn hóa ở nguyên một trạng thái. Với tư cách là những biểu thị giá trị của cộng đồng dưới con mắt của chính cộng đồng đó, di sản văn hóa không bị giới hạn ở việc biểu thị một văn hóa của một thời kỳ lịch sử nhất định.

HỆ TƯ TƯỞNG THỜI LÊ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI

Thời Lê là một giai đoạn lịch sử có diễn biến phức tạp cả về chính trị xã hội và hệ tư tưởng. Qua các nguồn sử liệu, chúng ta nhận thấy rằng, trong thời kỳ nhà Lê cực thịnh (1428-1527), Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của vương triều và phổ cập trong đại bộ phận dân cư làng xã.