Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi
Nổi bật
Cần vận dụng khoa học, thực tiễn 3 nguyên tắc của “Đề cương về văn hóa Việt Nam” vào nghệ thuật chèo
TS, NSƯT Lê Tuấn Cường, Phó Giám đốc Phụ trách Nhà hát Chèo Việt Nam đã nhấn mạnh như vậy khi chia sẻ cùng phóng viên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật về những vấn đề đặt ra từ “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” năm 1943.
"Đề cương về văn hóa Việt Nam" 1943: Điểm tựa cho các tác phẩm VHNT, sản phẩm truyền thông có giá trị, hấp dẫn
Theo TS Trần Đoàn Lâm (nguyên Giám đốc Nxb Thế giới), “Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943 có giá trị vượt thời gian, với những nguyên tắc cốt lõi: Dân tộc – Khoa học – Đại chúng, là điểm tựa để các tác giả bám sát, sáng tạo nên những tác phẩm văn học, nghệ thuật, sản phẩm truyền thông, có giá trị, hấp dẫn công chúng. Ông chia sẻ:
Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc - một trong những nội dung quan trọng của "Đề cương về văn hóa Việt Nam" năm 1943
“Nhìn lại từ bản Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đến các văn kiện, nghị quyết sau này của Đảng, bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc của người Việt luôn được đề cao, trong đó tính dân tộc luôn được Đảng ta đặt lên hàng đầu” - TS Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ thuật.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa ở Việt Nam hiện nay: Những vấn đề đặt ra
Tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa có mối quan hệ biện chứng, thể hiện ở chất lượng phát triển bền vững của quốc gia. “Nếu phát triển kinh tế để xây dựng nền tảng vật chất thì phát triển văn hóa để tạo dựng nền tảng tinh thần của xã hội” (1). Trên cơ sở vận dụng linh hoạt, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước thực hiện các quan điểm, chủ trương và giải pháp kịp thời, đúng đắn để giải quyết hài hòa mối quan hệ này. Đây là đòi hỏi cấp thiết và lâu dài trong công cuộc đổi mới đất nước, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế hiện nay.
Vận dụng sáng tạo các giá trị cốt lõi của "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" 1943 vào phát triển văn hóa hiện nay
Đó là một trong những nội dung của cuộc trao đổi giữa phóng viên Tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ thuật và TS Trần Minh Chính, nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý VHTTDL.
Cần có một công cuộc đổi mới trong văn hóa
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, PGS, TS Bùi Hoài Sơn đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ thuật xung quanh ý nghĩa, giá trị và việc vận dụng những giá trị cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 vào thực tiễn công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa hôm nay, để văn hóa thực sự ngang hàng với kinh tế, chính trị và xã hội. Ông bày tỏ:
“Phải đầu tư để văn hóa ngang tầm với chính trị và kinh tế”
TS Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với phóng viên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật về những vấn đề đặt ra từ “Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943. Ông nói:
“Đề cương về văn hóa Việt Nam” 1943 - Khơi dậy động lực tinh thần, giá trị văn hóa Việt Nam
Nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”, Hội thảo “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển” dự kiến diễn ra vào ngày 27-2, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội). Trước thềm tổ chức Hội thảo, PGS, TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã có những chia sẻ với phóng viên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.
“Đề cương về văn hóa Việt Nam” 1943: Tiếng Việt và sự khẳng định chủ quyền dân tộc
Xung quanh những ý nghĩa, giá trị của "Đề cương về văn hóa Việt Nam" 1943, phóng viên Tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ thuật đã phỏng vấn PGS, TS Phạm Văn Tình, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam).
Bàn về nguyên tắc xây dựng môi trường văn hóa ở không gian công cộng
Trong văn hóa Việt Nam xưa, “cây đa, bến/ giếng nước, sân đình” không chỉ là hình ảnh gợi nhớ về làng quê mà còn là hình ảnh không gian công cộng (KGCC) của một làng. Nơi đó, không chỉ là nơi cung cấp nước cho người dân trong làng mà còn là nơi diễn ra những sinh hoạt đời thường. Sân đình là nơi hội họp và diễn ra những hoạt động văn hóa tinh thần của cả cộng đồng. Ngày nay, dân số ngày càng phát triển, họ cư trú tập trung tại các đô thị, nên nhu cầu sử dụng KGCC ngày càng cao. Từ đó cũng đặt ra các vấn đề như KGCC là gì? Xây dựng và quản lý KGCC như thế nào? Nguyên tắc và tiêu chí nào để xây dựng môi trường văn hóa ở KGCC?
Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam từ phân tích SWOT
Trong thời đại của kinh tế tri thức và công nghệ thông tin, công nghiệp văn hóa (CNVH) được nhìn nhận như bộ phận quan trọng của thương mại và cạnh tranh quốc tế, giúp Việt Nam xây dựng được một nền kinh tế sáng tạo, thịnh vượng, tự tin và độc đáo. Phân tích SWOT làm rõ hơn những thuận lợi, tiềm năng, thế mạnh, ưu thế của chúng ta trong việc phát triển CNVH, cũng như những khó khăn, trở ngại, hạn chế, yếu kém tạo nên những thách thức trên con đường phát triển ngành CNVH của Việt Nam. Từ đó, đề xuất hướng tiếp cận phát triển CNVH hiện nay.