• Thế giới nghệ thuật > Tác giả - Tác phẩm

Đạo diễn, NSƯT Mai Hồng Phong - Sở trường phim chính luận

Đạo diễn, NSƯT Mai Hồng Phong là cái tên quen thuộc với khán giả truyền hình qua nhiều bộ phim mang màu sắc chính luận, phản ánh hiện thực xã hội như: Những ngọn nến trong đêm, Đèn vàng, Phía cuối cầu vồng, Blog nàng dâu, Lời thì thầm từ quá khứ, Quỳnh búp bê, Lựa chọn số phận… Nổi tiếng là đạo diễn kỹ tính, khắt khe khi chọn kịch bản, điểm nổi bật trong các sáng tác của đạo diễn Mai Hồng Phong là cách kể chuyện sáng tạo và đầy cá tính. Dù là phim chính luận, phim của anh cũng luôn được làm theo hướng mềm mại, tạo nên sức hút rất riêng.

Niềm say mê nhiếp ảnh của người nghệ sĩ vùng đất "hoa vàng trên cỏ xanh"

Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Lê Châu Đạo là người con vùng đất xinh đẹp được mệnh danh là xứ sở “hoa vàng trên cỏ xanh”. Là một người cần cù, sáng tạo và nghiêm túc trong sáng tác, anh không chỉ gặt hái rất nhiều thành công, mà còn đóng góp công sức nhằm thúc đẩy phát triển phong trào nhiếp ảnh của tỉnh nhà. Anh hiện là Chi hội trưởng Chi hội NSNA Việt Nam tỉnh Phú Yên.

NSND Hoàng Cúc: Hương sắc đời người - đời nghề

Không chỉ nổi tiếng là một phụ nữ đẹp, một nghệ sĩ nổi danh trên sân khấu, màn ảnh, NSND Hoàng Cúc còn sống một cuộc đời đầy nỗ lực, đam mê. Khá nhiều sắc thái trong cuộc sống của chị đã mang đến sức thu hút, gợi mở.

NSND Lê Khanh: Truyền thống và hiện đại

Sở hữu vẻ đẹp hiện đại nhưng từ phong cách đến thần thái lại mang nhiều nét dịu dàng, nền nã của người phụ nữ Á Đông, dường như ở NSND Lê Khanh có sự tổng hòa của cả truyền thống lẫn hiện đại.

Vợ chồng nhà văn Vũ Tú Nam - Thanh Hương: "Vừa là bạn đời, vừa là đồng chí"

Tết này, nhà văn Vũ Tú Nam đã đi xa hơn một năm nhưng những ký ức về ông vẫn vẹn nguyên trong lòng người bạn đời - nhà văn, nhà báo Thanh Hương - Nguyên Tổng Biên tập báo Phụ nữ Việt Nam. Hai ông bà đã ở bên nhau và cùng nhau trải qua bao tháng ngày gian nan vất vả trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc với tình yêu son sắt thủy chung.

"Ông trùm chèo" Trần Bảng: Chèo là sản phẩm của nền văn hóa Đại Việt

Nhiều người nghĩ nghệ thuật chèo là môn nghệ thuật mang đậm tính dân dã. Nhưng theo GS Trần Bảng, nghệ thuật chèo là sự đan xen, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cả bác học và dân dã, được khắc họa tinh tế bằng bút pháp ước lệ. Sự kết hợp này được chưng cất từ hàng ngàn năm trầm tích từ những biến thiên trong tôn giáo, văn hóa Việt Nam. Để rồi chèo được sinh ra, với mục đích tối thượng vì nhân dân và hướng đến nhân dân.

Miền thương nhớ cũ

Có những kỷ niệm mãi neo vào một góc phố, một cơn gió khi chuyển mùa. Một loài hoa hay một món ăn tưởng đã ngủ yên bỗng một ngày được nhắc lại làm người đọc, người xem phải xuýt xoa, thương nhớ. Nỗi nhớ ấy khi được gợi lại trên phim ảnh, trong sách truyện, hồi ký, tản văn… làm người xem, người đọc thêm bồi hồi, luyến tiếc. Nấp trong từng con chữ, khuôn hình, trong miền thương nhớ ấy là đầy ắp kỷ niệm.

Tự Long - Xuân Bắc - cặp bài trùng của làng hài

Trong giới nghệ sĩ, tình bạn giữa Tự Long và Xuân Bắc luôn được coi là một tình bạn đẹp bởi nó được gắn kết từ thuở hàn vi khi cả hai còn là sinh viên nghèo. Giờ đây cả hai đều đã thành danh nhưng tên tuổi họ vẫn thường gắn với nhau cả trên sân khấu và ở ngoài đời khi họ không chỉ là một đôi bạn thân mà còn là một “cặp bài trùng” trên sân khấu hài.

"Cứ yên tâm, có mẹ đây rồi!"

Tốt nghiệp Lớp diễn viên điện ảnh khóa II - Trường Điện ảnh Việt Nam, Thanh Quý cùng với các bạn đồng khóa như Phương Thanh, Minh Châu, Bùi Cường, Diệu Thuần, Bùi Bài Bình, Hữu Mười, Ngọc Thu… đã trở thành “thế hệ vàng” thứ hai của màn ảnh Việt. Là một nhan sắc nổi bật, Thanh Quý may mắn tỏa sáng ngay từ khi còn là sinh viên. Hơn 40 năm làm nghề, cho đến nay đã ở tuổi ngoại lục tuần, bà vẫn luôn duy trì phong độ diễn xuất và vừa “gây sốt” màn ảnh với vai bà Nga béo trong phim truyền hình Thương ngày nắng về cùng câu “thần chú” cho những đứa con: “Cứ yên tâm, có mẹ đây rồi!”.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Mạnh Cường với những tác phẩm giàu tính triết lý nhân sinh

Với sáng tác đa dạng, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Vũ Mạnh Cường không chỉ thành công trong các thể loại ảnh chân dung, đời thường, phong cảnh, du lịch. Tác phẩm ảnh về đề tài tĩnh vật cũng để lại cho người xem những câu chuyện thú vị giàu tính triết lý nhân sinh, trong đó có các tác phẩm: Trứng và Thép, Níu kéo, Hương sắc mùa thu, Thời gian - Quả và hoa, Trái cấm, Đồng bào - Huyền thoại thuở bình minh...

Quang Dũng và những bài thơ bất hủ

Nhà thơ Quang Dũng (1921-1988) tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). Năm 1947, Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến. Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ. Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về làm việc tại Nhà xuất bản Văn học. Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ngày 18 tháng 11 năm 2021, Viện văn học và Hội nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học nhân 100 năm ngày sinh của nhà thơ Quang Dũng. Tại hội thảo này, những cống hiến quan trọng của Quang Dũng cho thơ kháng chiến và cách mạng càng được khẳng định.