• Thế giới nghệ thuật > Tác giả - Tác phẩm

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Mạnh Cường với những tác phẩm giàu tính triết lý nhân sinh

Với sáng tác đa dạng, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Vũ Mạnh Cường không chỉ thành công trong các thể loại ảnh chân dung, đời thường, phong cảnh, du lịch. Tác phẩm ảnh về đề tài tĩnh vật cũng để lại cho người xem những câu chuyện thú vị giàu tính triết lý nhân sinh, trong đó có các tác phẩm: Trứng và Thép, Níu kéo, Hương sắc mùa thu, Thời gian - Quả và hoa, Trái cấm, Đồng bào - Huyền thoại thuở bình minh...

Quang Dũng và những bài thơ bất hủ

Nhà thơ Quang Dũng (1921-1988) tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). Năm 1947, Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến. Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ. Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về làm việc tại Nhà xuất bản Văn học. Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ngày 18 tháng 11 năm 2021, Viện văn học và Hội nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học nhân 100 năm ngày sinh của nhà thơ Quang Dũng. Tại hội thảo này, những cống hiến quan trọng của Quang Dũng cho thơ kháng chiến và cách mạng càng được khẳng định.

Khi nghệ thuật được chiêm nghiệm từ cuộc sống

Người con xứ Nghệ - Họa sĩ Lê Huy Tiếp được biết đến là một trong những người đi đầu trước thời kỳ đổi mới của mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật của ông đã vượt ra ngoài trực giác thông thường, đánh thức những cảm xúc sâu kín nhất, tinh tế trong tâm hồn những người thưởng tranh.

"Hạnh phúc là được làm phim"

Hiện là Phó Giám đốc phụ trách nghệ thuật của Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, đạo diễn - NSƯT Trịnh Quang Tùng vẫn đều đặn làm phim. Anh là người đa tài khi vừa có thể quay phim truyện điện ảnh, vừa đạo diễn phim tài liệu, phim khoa học. Và ở mỗi lĩnh vực anh đều gặt hái được những thành công. Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII, anh vừa được trao giải Đạo diễn xuất sắc thể loại phim khoa học với bộ phim Lũ miền núi và bộ phim này cũng mang lại cho anh giải Bông sen Bạc. Anh trò chuyện với phóng viên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.

NSND Đoàn Thanh Bình: Người thầy mẫu mực của làng chèo

Nhắc đến Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Đoàn Thanh Bình, những người yêu mến nghệ thuật Chèo đều hết lòng ngợi ca. Giọng hát của cô được ví như khuôn thước của nghệ thuật, có khả năng rung chạm đến trái tim của bao thế hệ. Không chỉ thế, bạn nghề, đồng nghiệp và biết bao lớp học sinh còn ngưỡng mộ, tôn vinh bà là “thầy của những người thầy”.

NSƯT Hoàng Tùng: Nhìn lại mình để thành công

Giành được giải Diễn viên cải lương triển vọng năm 1998, nhưng phải đến hơn 10 năm sau, năm 2009, NS Hoàng Tùng mới thực sự khẳng định được vị trí với Huy chương bạc tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp Toàn quốc. Năm 2011, anh nhận giải diễn viên xuất sắc của năm do Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam bình chọn. Năm 2015, anh giành huy chương vàng tại Hội diễn cải lương Toàn quốc và đến năm 2019, anh được trao tặng danh hiệu NSUT. Thành quả ấy thật ngọt ngào, cho thấy những nỗ lực bền bỉ của Hoàng Tùng qua bao nhiêu năm đã được đền đáp.

Nghệ sĩ Đào Tố Loan: Hết mình cho một thế hệ Opera tài năng

Sau thành công mới nhất ở cuộc thi online Âm nhạc quốc tế MAP - IMC được tổ chức ở Los Angeles - Mỹ, Đào Tố Loan lại miệt mài trở về với công việc giảng dạy cho lớp học sinh đang theo học cô tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Cô bày tỏ sự trân trọng của mình trong từng phút giây được sống với âm nhạc và cảm thấy hạnh phúc với điều đó nên luôn nỗ lực làm việc hết mình.

PGS Nguyễn Trường Lịch: Người suốt đời đi tìm vẻ đẹp văn chương

Tôi rời khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã gần 30 năm. Suốt từng ấy thời gian, dù không còn ngồi trên giảng đường, nhưng mỗi khi viết được một bài mới, có thêm một cuốn sách mới, thậm chí khi xuất hiện một ý tưởng mới, PGS Nguyễn Trường Lịch vẫn thường gọi tôi đến cùng sẻ chia niềm vui sáng tạo với thầy. Chính vì vậy, sợi dây tình cảm giữa thầy trò suốt bao nhiêu năm vẫn bền chặt, và càng ngày càng thêm sâu đậm.

Tiến Hoàng - Ra đi để trở về

So với các diễn viên nam kỳ cựu và cả những gương mặt trẻ cùng tham dự “đường đua” tranh giải Nam diễn viên xuất sắc nhất Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII, Tiến Hoàng có lẽ là một trong số những gương mặt mới mẻ nhất với khán giả Việt. Thủ vai nam chính trong bộ phim Võ sinh đại chiến (đạo diễn Bá Cường), Tiến Hoàng lần đầu tiên trở về Việt Nam đóng phim sau khi đã đóng nhiều phim ở nước ngoài.

Bài thơ “Hai nửa vầng trăng” dành tặng ai?

Bài thơ Hai nửa vầng trăng của Hoàng Hữu từng được nhận giải nhì cuộc thi thơ Tuần báo Văn Nghệ (1981-1982). Đấy là một bài thơ tình vừa say đắm, nồng nàn, vừa ẩn chứa những dự cảm đầy đau đớn về sự dang dở, mong manh của tình yêu và của kiếp người. Bài thơ sau đó được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc và ghi dấu ấn với giọng hát danh ca Ngọc Tân. Qua bốn mươi năm, Hai nửa vầng trăng vẫn in hằn trong tâm trí người đọc và để lại những rung cảm sâu sắc.