• Thế giới nghệ thuật > Tác giả - Tác phẩm

Đạo diễn người Mỹ Aaron Toronto làm phim ở Việt Nam

Gần 20 năm sống ở Việt Nam, đạo diễn người mỹ Aaron Toronto là cái tên quen thuộc trong giới làm phim Việt Nam. Thường thầm lặng hỗ trợ những đạo diễn, nhà sản xuất tầm cỡ như Charlie Nguyễn hay Ngô Thanh Vân và đứng đằng sau thành công của nhiều bộ phim điện ảnh nổi tiếng như Em chưa 18, Để mai tính…, Aaron luôn ấp ủ dự định về một phim điện ảnh do chính mình đạo diễn. Bộ phim Đêm tối rực rỡ đã được đúc kết bằng nhiều trải nghiệm sau những năm tháng theo nghề và đặc biệt là vốn sống, chiêm nghiệm mà anh tích cóp được tại Việt Nam - nơi anh luôn xem là quê hương thứ hai.

Vẻ đẹp chân dung con người qua lăng kính nhiếp ảnh Thân Nguyên

Nghệ sĩ Thân Nguyên đã có nhiều năm gắn bó với nhiếp ảnh. Anh say mê và dành trọn vẹn tình yêu với môn nghệ thuật này. Trên con đường chinh phục và kiếm tìm cái đẹp, Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Thân Nguyên đã gặt hái được rất nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Với những nỗ lực, cống hiến cho nghệ thuật nhiếp ảnh, tháng 7/2021, anh vinh dự được Hội nhiếp ảnh Mỹ phong tặng tước hiệu Master PSA - Nghệ sĩ nhiếp ảnh bậc thầy.

Hoàng Khoa - Người mang nặng nghiệp Ca trù

Trong những buổi sinh hoạt của một nhóm ca trù tại Hải Phòng, bên cạnh giọng ca lảnh lót của đào nương, người ta luôn thấy hình ảnh trầm tĩnh, khoan thai của người kép đàn trẻ tuổi, bằng ngón đàn điêu luyện của mình mà tạo nên những âm điệu trầm bổng, khi đĩnh đạc, lúc phóng túng, nâng đỡ, tâm sự cùng giọng hát. Đó là Nghệ nhân dân gian (NNDG) Hoàng Khoa, một trong hai kép đàn trẻ tài năng của thành phố Cảng - Hải Phòng.

Đoàn Cao Quốc - Muốn thể hiện sự kết nối và phát triển các thành phố lớn của Việt Nam

Đoàn Cao Quốc sinh năm 1996 là họa sĩ Việt Nam hiếm hoi được trao chứng chỉ International Watercolor Masters của Hiệp hội màu nước quốc tế Anh Quốc - International Watercolor Society (IWS), là người sáng lập và điều hành cùng họa sĩ Hồ Hưng Trung tâm màu nước VietNam Watercolor Art - đây cũng là trụ sở chính của IWS chi nhánh Việt Nam (VN). Anh có nhiều tác phẩm triển lãm và đoạt giải ở một số nước trên thế giới và đang thực hiện một dự án về các thành phố lớn của Việt Nam.

Nhạc sĩ Xuân Phương - Viết nhạc phim là đam mê của tôi

Vừa là giảng viên vừa là nhạc sĩ, Xuân Phương “hoạt động” trên rất nhiều lĩnh vực từ sáng tác ca khúc, viết nhạc nền cho sân khấu, vở diễn… nhưng tên tuổi của anh chỉ thực sự vụt sáng khi sở hữu các ca khúc nhạc phim ấn tượng.

Nhà thơ Vân Long: Một mảnh thu Hà Nội

Nhà thơ Vân Long sinh năm 1934 tại Hà Nội, từng là biên tập viên thơ Nhà xuất bản Hội nhà văn và Chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Hà Nội (2006-2007). Ngoài 8 tập thơ đã xuất bản, ông còn sáng tác nhiều cho thiếu nhi và là cây bút viết chân dung - tiểu luận phê bình hấp dẫn. Mùa thu là một không gian đầy xao động, gợi mở trong thơ ông.

Họa sĩ Đỗ Quang Em - Một George de la Tour của Việt Nam

Họa sĩ Đỗ Quang Em trút hơi thở cuối cùng tại TP. HCM vào tối ngày 3 tháng 8 năm 2021, do tuổi cao sức yếu, thọ 79 tuổi. Đỗ Quang Em sinh năm 1942 tại Ninh Thuận. Ông học trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định, tốt nghiệp năm 1965, ngành hội họa. Năm 1966, ông cùng nhiều họa sĩ khác thành lập Hội họa sĩ trẻ ở Sài Gòn. Năm 1973 và 1974, ông tham gia giảng dạy hội họa tại trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia định. Phần lớn tranh Đỗ Quang Em nằm ở thị trường Hồng Kông và Mỹ, do một artdealer người mỹ nắm giữ, bắt đầu tại Galley Lã Vọng, Hồng Kông. Tranh ông phần lớn nằm ở nước ngoài và luôn có giá rất cao. Giá tranh ông vào những năm 2010 tại Mỹ khoảng 70.000USD. Ông là một trong những họa sĩ có đóng góp nhất định cho diện mạo mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật giới thiệu bạn đọc bài viết của họa sĩ Phạm Bình Chương - về nghệ thuật hội họa của họa sĩ Đỗ Quang Em.

Đi tìm người phụ nữ trong bài thơ "Thời hoa đỏ"

Nhân vật em trong bài thơ này chính là người vợ đầu của nhà thơ. Ông luôn viết về vợ như viết về một người tình, yêu vợ như yêu một người tình, dù họ đã có với nhau hai người con, và sau đó là cả một chặng thời gian dài xa nhau.

“Xấu” để vai diễn “đẹp”

Vì “yêu” nhân vật của mình, nhiều diễn viên đã không ngại làm xấu mình, để nhân vật “đẹp” hơn trong mắt khán giả. Đẹp ở đây không chỉ được hiểu theo nghĩa đen mà còn có thể hiểu theo nghĩa “đặt nhân vật vào đúng vị trí của họ, để hình ảnh họ trở nên chân thật trong mắt người xem”, tạo nên một nhân vật không những đặc biệt về ngoại hình mà còn hấp dẫn về tính cách. Dưới đây là một vài gương mặt diễn viên đã biết chấp nhận “xấu để vai diễn đẹp”.

Người nghệ sĩ mang đến những niềm vui

Là một nghệ sĩ có nhiều năm gắn bó với sân khấu xiếc, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Trần Mạnh Cường được khán giả biết đến không chỉ ở những tiết mục Hề xiếc, mà anh còn thành công với những màn nhào lộn hài hước đầy mạo hiểm và hấp dẫn. Anh luôn cảm thấy vui và tự hào khi khán giả nhớ đến anh với những tên gọi thân thương: Chú Hề, anh Cam, anh Quýt…

Nhà báo, nhiếp ảnh gia GIản Thanh Sơn với những ý tưởng ảnh độc đáo

Nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn (sinh năm 1957 tại Long An). Ông “bén duyên” với nghề báo vào cuối năm 1975. Ông có thời gian viết cho Báo Long An. Sau đó về TP. Hồ Chí Minh, ông viết cho nhiều tờ báo trong nước. Ông từng là phóng viên tháp tùng và chuyên trách của 2 nhiệm kỳ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (2006 - 2011), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (2011 - 2016) và làm việc tại phủ Chủ tịch.

Bạch Linh - nối nhịp nghề đàn ca

Hà Nội những ngày này đang trong giai đoạn giãn cách, đường phố chẳng mấy tiếng còi xe, lâu rồi cũng vắng vẻ các sự kiện văn hóa, nghệ thuật. Những người chân đi lúc này chắc bồn chồn dữ lắm, anh chị em bạn bè nghệ sĩ của tôi thì bấy lâu nay cứ thấp thỏm mong chờ. Nhấc máy hỏi thăm một người anh ở xa, nhớ trước đây, mỗi lần gọi nhau là ông anh lại chuẩn bị tinh thần vác đàn lên đường chứ chẳng nghĩ có ngày ngồi buôn chuyện dài dòng như này. Vốn dĩ tôi tưởng, anh sẽ than thở bằng cái giọng chóp chép nhai trầu sau khi tôi hỏi: “Dịch dã thế này, ở dưới đấy có đàn hát được gì không anh?” Thế mà nghe anh nói vẫn dí dỏm lắm: “Ôi dào, lâu ngày chiếu Xẩm không tập trung sinh hoạt, đàn cứ treo ở đấy, thỉnh thoảng thấy bụi mang xuống lau rồi đàn hát cho mình nghe, cho đỡ quên, hết dịch thì lên đường hành nghề tiếp chứ có gì đâu.” Tôi bất chợt như tỉnh ngộ, tinh thần Xẩm là đây chứ đâu, chẳng phải trong lúc rong ruổi, mưu sinh vất vả, các cụ ta ngày xưa cũng tràn đầy lạc quan đấy thôi…