Những triển lãm nghệ thuật ấn tượng nhất năm 2022 tại Hoa Kỳ

Mặc dù vẫn đang trong quá trình phục hồi sau đợt đóng cửa do Covid-19 nhưng những bảo tàng lớn tại Hoa Kỳ đã cố gắng kéo người yêu nghệ thuật đến với các triển lãm. Các nhà tổ chức cho rằng họ cần phải có các giải pháp hấp dẫn khán giả mới, đa dạng về lứa tuổi và trình độ nếu muốn có tương lai tốt đẹp hơn. Và Dưới đây là những cuộc triển lãm nghệ thuật ấn tượng nhất năm 2022.

 

 

Triển lãm tranh New York: 1962-1964 (New York những năm 1962-1964) tại Bảo tàng Jewish Museum

 

Hình ảnh tại Triển lãm New York 1962-1964

 

Triển lãm New York: 1962-1964 (New York những năm 1962-1964) tập hợp những bức tranh nổi tiếng về thời kỳ (1962-1964). Những năm 60 của thế kỷ trước là thời khắc xuất hiện những chủ đề đa dạng trong nền văn hóa Mỹ: Chiến tranh lạnh, quyền công dân, bình đẳng của người da đen, và những quan niệm mới hình thành một cách nhanh chóng... Thời kỳ này, nghệ thuật chuyển đổi từ khuynh hướng trừu tượng sang nghệ thuật đại chúng. Chính vì thế New York: 1962-1964 để li trong người xem nhng n tượng sâu sc bi nhng thành tu ngh thut độc đáo và hết sc đa dng.

 

Triển lãm Just Above Midtown (Tại trung tâm thành phố) ở bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại

Không gian triển lãm Ngay trên trung tâm thành phố - Just Above Midtown

 

Phòng trưng bày có tựa đề “Tại trung tâm thành phố” (Just Above Midtown) ra mắt tại Manhattan từ năm 1974 và đóng ca năm 1986, là không gian nghệ thuật thương mại đầu tiên do người Mỹ gốc Phi làm chủ nằm ngay bên trong thế giới nghệ thuật New York. Lần này, với sự trở lại của Just Above Midtown nhiều bức tranh của các tài năng xuất sắc đã được giới thiệu.

Xét về mặt xã hội học, mục tiêu của triển lãm Tại trung tâm thành phố (Just Above Midtown) không phải là để hội nhập, mà là xóa bỏ sự phân biệt đối xử. Bà Linda Goode Bryant, nhà sáng lập chương trình triển lãm Just Above Midtown muốn tạo ra một mô hình mà ở đó các ngh sĩ thuc nhiu dân tc và văn hóa khác nhau có thể cùng tồn tại và đóng góp vào sự phát triển chung của nền nghệ thuật.

 

Triển lãm nghệ thuật Whitney Biennial

Tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ bản địa Rebecca Belmore, ishkode (lửa), 2021 và những bức ảnh về miền Đông Los Angeles của Guadalupe Rosales tại Triển lãm nghệ thuật Whitney Biennial

 

Triển lãm nghệ thuật Whitney Biennial năm 2022 đã bị trì hoãn một năm do đại dịch nên nó đã tồn tại một cách im lặng đúng như tiêu đề ca nó: “Được lưu gi trong lặng lẽ” (Quiet as It’s Kept). Triển lãm được cảm nhận như khúc nhạc cuối trầm tư về ba năm đại dch, một thời kỳ được đánh dấu bởi sự chia rẽ xã hội, nạn phân biệt chủng tộc và sự gia tăng bệnh nhân. Trong hai tầng chính của triển lãm, một tầng là phòng trưng bày có không gian mở tràn ngập ánh sáng rất rộng rãi với các hiện vật tiêu biểu đã được phân loại. Phòng trưng bày còn lại trông giống như mê cung với các bức tường tối, một không gian - nơi người xem được dn dt nhiu hơn vi đủ các loi hình ngh thut được trưng bày tối gồm các video, những bức ảnh và các tác phm âm thanh trong một không khí liền mạch, suy tưởng về lịch sử trong hiện tại.

 

Triển lãm nghệ thuật Bamigboye tại Phòng trưng bày Đại học Yale

 Tác phẩm điêu khắc gỗ của Bamigboye tại phòng trưng bày nghệ thuật của Đại học Yale

 

Mặc dù nhà điêu khắc Moshood Olusomo Bamigboye, một bậc thầy điêu khắc xứ Yoruba (miền tây Nigeria) vẫn còn chưa được biết đến rộng rãi bên ngoài đất nước Nigeria nhưng triển lãm nghệ thuật nhìn lại sự nghiệp đồ sộ của ông tại Đại học Yale lại được đánh giá là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc. Đây là một bức tranh tổng thể hoàn chỉnh khác thường bao gồm khoảng 30 tác phẩm điêu khắc của Moshood Olusomo Bamigboye. Các tác phm điêu khc ca ông đã miêu tả một quần thể cư dân sống trên vách núi đá. Trong số những cư dân đó có những người nông dân cần mẫn, những người lính đang chiến đấu, những ca sĩ đang biểu diễn và nghệ sĩ đánh trống, những bà mẹ có con nhỏ và những đứa trẻ đang náo nức vẫy cờ, những người đẹp cưỡi ngựa, bóng dáng các thanh niên nam và nữ trong làng thấp thoáng. Cả hình nh nhng chú báo và linh dương đi lang thang. Tất cả đều được chm khc bng g, tuyệt đẹp và hết sức chân thực.

 

Triển lãm với tựa đề “Chuông gió” (Spin Spin Triangulene) của nghệ sĩ Cecilia Vicuña ti bo tàng Solomon R. Guggenheim

Cecilia Vicuña là mt nghệ sĩ, một nhà thơ, nhà hoạt động xã hi và nhà làm phim đương đại tiên phong người Chile. Bà sinh năm 1948 ở Santiago, Chile. Tại triển lãm lần này, các tác phẩm nghệ thuật của bà thể hiện bề dày hoạt động đa ngành của bà gồm tranh vẽ, tác phẩm trên giấy, tác phm dệt may, phim, tác phẩm nghệ thuật sắp đặt… Tựa đề của triển lãm Chuông gió (Spin Spin Triangulene) đã th hin tính sáng to đầy cht thơ và hết sc đa dng ca bà.

 

Triển lãm Sự chuyển động theo mọi hướng (A Movement in Every Direction) tại Bảo tàng nghệ thuật Mississippi

Triển lãm nghệ thuật trưng bày các tác phẩm tái hin li bc tranh toàn cnh v cuộc di cư khổng lồ - sự di tản của khoảng sáu triệu người Mỹ da đen ra khỏi miền Nam đầy nguy hiểm để đến với các thành phố phía Bắc và phía Tây nơi mà họ hy vọng sẽ có một cuộc sống an toàn và thịnh vượng hơn. Những tác phẩm nghệ thuật được trưng bày ln này chn lc t sáng tác ca mười hai nghệ sĩ da màu đương đại tài năng. Họ đã hoàn thành các tác phm ca mình trong sut thi k đại dch Covid-19. Nó thể hiện sự khám phá tác động của cuộc di cư khổng lồ đối với các gia đình, cộng đồng và xã hội Mỹ nói chung, cũng như ảnh hưởng liên tục của nó đối với xã hội và văn hóa cũng như cuộc sống ở Mỹ đến tn ngày nay.

Bức họa Bài ca cho những người lữ khách - A Song for Travelers của họa sĩ Robert Pruitt (1975)

 

Triển lãm Công dụng của nghệ thuật Phật giáo là gì?” tại Phòng trưng bày Wallach Đại hc Columbia

Cuộc triển lãm này tại Phòng trưng bày nghệ thuật Wallach của Đại học Columbia đã đặt ra mục tiêu rõ ràng: đđưa một tập hợp các đồ vật tôn giáo từ Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng và các nơi khác ở châu Á ra khỏi bối cảnh lịch sử nghệ thuật hàn lâm và đặt chúng trở lại trong những ngôi đền, những lăng tẩm và nhng bàn tay sùng kính mà chúng được to ra.

Cuộc triển lãm này trưng bày hơn 150 tác phẩm nghệ thuật và di sản văn hóa từ Bộ sưu tập Tài sản Nghệ thuật của Đại học Columbia. Hầu hết các tác phẩm này lần đầu tiên được giới thiệu tới công chúng. Đây là là một phần nhỏ trong số hơn 13.000 đồ vật trong bộ sưu tập được đặt tại Thư viện Mỹ thuật & Kiến trúc Avery. Bộ sưu tập đa dạng này, được xây dựng trong hơn hai thế kỷ, chủ yếu được mua lại thông qua quyên góp từ các cựu sinh viên và giảng viên, đồng thời bao gồm đồ cổ, đồ vật di sản văn hóa và nhiều ví dụ điển hình về tác phẩm nghệ thuật trong thế kỷ XXI.

Triển lãm trưng bày lần này không phải để giới thiệu các vật thể này với dụng ý là những “kiệt tác” nghệ thuật mà là những công cụ sức mạnh tinh thần, những thiết bị giao dịch mật thiết. Cuộc triển lãm đã đưa chúng vào cuc sng theo cách mà các vin bo tàng hiếm khi làm được.

Triển lãm với tựa đề No existe un mundo poshuracán (Không tồn tại một thế giới nào) tại Bảo tàng Nghệ thuật Whitney

Bức họa Tâm hồn sụp đổ - Collapsed Soul của họa sĩ Gamaliel Rodríguez tại triển lãm mang tên "Không tồn tại một thế giới nào" tại Bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Whitney

 

Triển lãm thể hiện một cái nhìn tổng thể về Nghệ thuật đương đại xứ Puerto Rican trong bảo tàng hàng đầu của Mỹ gần 50 năm. Triển lãm trưng bày lần này thể hiện công sức và tình yêu, sự thể hiện niềm tức giận và nỗi đau khổ cùng những vẻ đẹp mang nhiều sắc thái. Các tác phẩm trưng bày tại triển lãm của gần hai mươi nghệ sĩ các thế hệ đến từ Puerto Rico và cộng đồng người hải ngoại phản ánh nhiều vấn đề đương đại ảnh hưởng đến Puerto Rico, bao gồm siêu Bão Maria và sự tàn phá của nó, cũng như các biện pháp thắt lưng buộc bụng, tình trạng bất ổn chính trị và đại dịch COVID-19. Triển lãm trưng bày các tác phẩm trên nhiều phương diện như hội họa, video, nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật biểu diễn và thơ ca, được thực hiện từ năm 2017 đến năm 2022. Triển lãm với tựa đề Không tồn tại một thế giới nào (no existe un mundo poshuracán) có th chng minh nhng cách mà nhng ngh sĩ này đã to ra con đường vượt qua nghch cnh, tìm kiếm s thc tnh tp th da trên s phn kháng phá v cơ s h tng ca nền tảng thuộc địa.

Những tác phẩm của Họa sĩ Robert Colescott tại Triển lãm nghệ thuật mới

Triển lãm tranh của Robert Colescott tại Bảo tàng Mới với tựa đề “Các vấn đề về nghệ thuật và chủng tộc: Sự nghiệp của họa sĩ Robert Colescott” là một bức tranh tổng thể đã thu hút s chú ý đặc bit đối với một họa sĩ người Mỹ hiếm hoi, một họa sĩ giống như các ha sĩ Peter Saul và Leon Golub, đều coi trọng hình thức và chủ đề như nhau. Phong cách nghệ thuật đại chúng của ông đã đi ngược với với hội họa truyền thống, chống lại những bình lun đáng lo ngi, đôi khi không chính xác về chủng tộc ở Mỹ. Những tác phẩm hội họa của ông đề cập tới chủng tộc và nạn phân biệt chủng tộc, kiêu hãnh và định kiến theo những cách thức khiến người xem tranh giật mình, bị dẫn dụ và kinh hoàng bởi sự phản ánh hiện thực một cách vô cùng chân thực và sâu sắc.

 Bức họa The Subway - Xe điện ngầm của họa sĩ Palmer Hayden trong triển lãm Just Above Midtown’

 

TRỊNH THANH THỦY

Nguồn: Tạp chí VHNT số 523, tháng 1-2023

 

 

;